Indonessia, nước đông dân thứ 4 trên thế giới và là khách hàng lớn của gạo Việt Nam, từ đầu năm tới nay chưa quay trở lại Việt Nam để mua gạo, và dự báo tổng nhập khẩu gạo vào nước này năm 2017 sẽ giảm một nửa xuống 500.000 tấn do sản lượng trong nước tăng.
Indonesia năm nằm trong top 10 nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 2010-2016, với khối lượng nhập năm 2011 gần đạt 1,9 triệu tấn, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Việt Nam.
Nhưng lượng nhập khẩu sau đó giảm dần và Việt Nam chưa nhận được đơn hàng nào từ quốc gia này trong 3 tháng đầu năm nay.
Nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2017 |
Diện tích lúa Indonesia năm nay dự kiến tăng lên 12,24 triệu ha, cao hơn 1,2% so với năm 2016. Sau khi bị El Nino năm 2016, thời tiết ở Indonesia từ đầu năm tới nay rất tốt.
Sử dụng những giống lúa chất lượng cao, sản lượng của Indonesia năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 37,4 triệu tấn, nhờ đó lượng nhập khẩu năm 2018 cũng sẽ không thay đổi so với năm nay.
Việc Indonesia giảm nhập khẩu sẽ góp phần làm tăng khó khăn cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Trong quý I/2017, xuất khẩu gạo VN giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 1,2 triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng gần 2 năm. Xuất khẩu gạo VN năm nay vẫn kỳ vọng vào Trugn Quốc, nơi nhập khẩu dự báo sẽ tăng.
Malaysia, một khách hàng chủ chốt khác của Việt Nam, dự kiến sẽ nhập khẩu 950.000 tấn trong năm nay, không thay đổi so với năm ngoái, theo báo cáo ngày 27/3 của USDA. Năm 2016, Malaysia là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 5 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Ghân, Philippines và Indonesia.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nhập khẩu gạo Việt Nam từ các xuất xứ khác trên thế giới trong năm 2017 sẽ giảm một nửa xuống 500.000 tấn.
Giá gạo XK trung bình của VN (loại 5% tấm) trong quý I/2017 giảm 2% so với cùng quý năm ngoái, xuống 344 USD/tấn, FOB, trong khi của Thái Lan cũng giảm tương tự xuống 372 USD/tấn, theo FAO.
Mưa trái mùa trong tuần qua đã làm gián đoạn việc thu hoạch lúa Đông Xuân ở ĐBSCL, đấy giá lúa gạo trong nước tăng nhẹ, mặc dù nhu cầu vẫn yếu.
Gạo 5% tấm giá tăng lên 355 USD/tấn trong tuần này, từ mức 347 – 350 USD/tấn một tuần trước.
Sản lượng vụ này của ĐBSCL năm nay dự báo giảm 1,3% so với năm ngoái, xuống khoảng 10 triệu tấn lúa.