Tiếp đà tăng nhẹ
Giá vàng trong nước tiếp đà tăng nhẹ, với giá vàng miếng và vàng nhẫn được điều chỉnh tăng từ 100.000 đến 500.000 đồng. Hiện tại, giá vàng các thương hiệu được niêm yết cụ thể như sau:
Giá vàng miếng các thương hiệu đang mua vào mức 84 triệu đồng và bán ra mức 85,5 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng miếng Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý SJC đang mua vào cao hơn 200.000 đồng so với các thương hiệu khác.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Tương tự, giá vàng nhẫn các thương hiệu cũng được điều chỉnh tăng ở cả 2 chiều. Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC 9999 niêm yết ở mức 84 triệu đồng/lượng mua vào và 85,3 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 200.000 đồng ở cả 2 chiều so với rạng sáng qua.
DOJI tại thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh điều chỉnh tăng 100.000 giá mua và 300.000 đồng giá bán lên lần lượt 84,5 triệu đồng/lượng và 85,7 triệu đồng/lượng.
Giá mua và giá bán vàng nhẫn thương hiệu PNJ niêm yết ở mốc 84,5 triệu đồng/lượng và 85,5 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng giá mua và 200.000 đồng giá bán.
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn ở mức 84,7 triệu đồng/lượng mua vào và 85,9 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 300.000 đồng ở cả 2 chiều.
Phú Quý SJC đang thu mua vàng nhẫn ở mức 84,5 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 85,8 triệu đồng/lượng, tăng lần lượt 200.000 đồng và 300.000 đồng.
Giá vàng thế giới
Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5 giờ hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2,663.37 USD/ounce. Giá vàng hôm nay tăng 0,52% so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá USD trên thị trường tự do (25.653 VND/USD), vàng thế giới có giá khoảng 82,3 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng quốc tế là 3,2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tiếp đà tăng vào thứ Tư và đạt mức cao nhất trong gần 4 tuần sau khi báo cáo công bố trong ngày cho thấy thị trường việc làm trong lĩnh vực tư nhân tháng 12 yếu hơn dự kiến. Dữ liệu mới nhất đã trấn an giới đầu tư rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ ít thận trọng hơn trong việc nới lỏng lãi suất trong năm nay.
Cụ thể, theo báo cáo, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra thêm 122.000 việc làm trong khu vực tư nhân vào tháng trước. Trong khi đó, mức dự báo của các nhà kinh tế là tăng 140.000 việc làm.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Theo Trưởng phòng Chiến lược hàng hóa Bart Melek của TD Securities, bảng lương tư nhân yếu hơn đang góp phần vào động thái của giá vàng, bởi vì về cơ bản, số liệu việc làm yếu hơn ngụ ý rằng nền kinh tế yếu hơn nhiều so với dự kiến.
Tuy nhiên, Melek cho rằng, dữ liệu quan trọng hơn sẽ là bảng lương phi nông nghiệp sẽ được vào thứ Sáu. Thị trường đang dự báo mức tăng 163.000 việc làm và bất kỳ con số nào cao hơn đáng kể đều sẽ gây bất lợi cho vàng.
Hiện tại, thị trường cũng đang chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm 2024 của Fed. Nhà giao dịch kim loại độc lập Tai Wong không cho rằng biên bản cuộc họp sẽ có nhiều tác động đến hướng đi của vàng trong bối cảnh này. Lý do là do có sự không chắc chắn trong các chính sách của chính quyền mới cùng với dấu hiệu rõ ràng rằng Fed đã chuyển sang một giai đoạn nới lỏng khác ôn hòa hơn.
Các nhà đầu tư đang cân nhắc kịch bản trong đó đề xuất áp thuế của ông Donald Trump có thể làm bùng phát lạm phát ở Mỹ, hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất của Fed và do đó gây áp lực lên giá vàng.
Tuy nhiên, Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết lạm phát sẽ tiếp tục giảm vào năm 2025 và cho phép Ngân hàng Trung ương Mỹ tiếp tục giảm lãi suất, mặc dù tốc độ chưa chắc chắn.