Vàng miếng SJC giảm hơn 600.000 đồng/lượng
Sáng ngày 21/5, các thương hiệu trong nước quay đầu giảm mạnh, mức giảm cao nhất là 600.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 88,7 triệu đồng/lượng mua vào và 89,7 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh giảm 300.000 đồng ở cả 2 chiều.
Sáng nay 21/5, giá vàng các thương hiệu trong nước quay đầu giảm mạnh, mức giảm cao nhất là 600.000 đồng/lượng. Ảnh minh hoạ
DOJI tại khu vực Hà Nội đã điều chỉnh giảm giá vàng miếng 400.000 đồng chiều mua vào và 100.000 đồng chiều bán ra xuống lần lượt 88,6 triệu đồng/lượng và 90,4 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào và bán ra mức tương tự như ở khu vực Hà Nội.
Giá vàng Vietinbank niêm yết ở mức 88,5 triệu đồng/lượng mua vào và 90,5 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 500.000 đồng chiều mua và 600.000 đồng chiều bán. Vàng miếng PNJ đang mua vào mức 88,4 triệu đồng/lượng và bán ra mức 90,4 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng ở cả 2 chiều.
Giá mua và giá bán vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu đang lần lượt là 88,7 triệu đồng/lượng và 90,4 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán. Phú Quý SJC đang thu mua vàng miếng với giá 88,6 triệu đồng/lượng và bán ra 90,4 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng giá mua và 100.000 đồng giá bán.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 89,50– 90,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 88,60 – 90,40 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Vàng thế giới "lao dốc"
Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5 giờ hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 2.420,76 USD/ounce. Giá vàng hôm nay giảm 4,14 USD/ounce so với giá vàng ngày hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 73,386 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 15,314 triệu đồng/lượng.
Như vậy, giá vàng thế giới giảm với vàng giao ngay giảm 5,2 USD xuống 2.420,7 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.425,2 USD/ounce, giảm 4,9 USD so với rạng sáng qua.
Biểu đồ biến động giá vàng trong 24 giờ qua được cung cấp bởi TradingView
Trong ngày 21/5 (giờ Mỹ), vàng chịu áp lực chốt lời sau khi kim loại quý này chạm mốc cao nhất mọi thời đại vào đầu tuần này. Mặc dù vậy, kim loại quý này vẫn duy trì vững chắc trên mức 2.400 USD/ounce.
Gần đây, một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tiếp đưa ra quan điểm sẽ không vội bắt đầu chu kỳ nới lỏng được nhiều người mong đợi. Tuy nhiên, vàng đang đón nhận các thông tin một cách rất tích cực và không mấy phản ứng với quan điểm được đánh giá là ít ôn hòa này.
Trong bài phát biểu khai mạc tại một sự kiện trực tuyến do Viện Peterson tổ chức, Thống đốc Fed Christopher Wall nói rằng, chính sách tiền tệ hạn chế của Ngân hàng Trung ương Mỹ đang hạ nhiệt nền kinh tế và lạm phát, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Ông nhấn mạnh phải xem xét tất cả các dữ liệu trước khi đưa ra quyết định có nới lỏng chính sách tiền tệ hay không. Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta Raphael Bostic cũng đưa ra quan điểm tương tự và nhấn mạnh cần phải đợi để chắc chắn lạm phát trở lại mốc mục tiêu 2% trước khi xoay trục chính sách.
Các nhà phân tích cho rằng, sở dĩ vàng không mấy biến động sau quan điểm của các quan chức Fed là vì chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mỹ tác động thứ yếu đến hướng đi của vàng. Hiện tại, giới đầu tư vẫn đang lo ngại về lạm phát và bất ổn kinh tế và điều đó khiến họ đổ xô vào kim loại quý này để phòng ngừa rủi ro.
Thời gian qua, vàng được hỗ trợ mạnh trong bối cảnh bất ổn về địa chính trị và kinh tế. Theo dữ liệu của Hội đồng Vàng Thế giới, kể từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng hơn 16%, đạt mức cao kỷ lục trên 2.400 USD/ounce trong tháng 5. Một số chuyên gia cho rằng, vàng có thể sẵn sàng cho một đợt tăng giá khác. Các nhà phân tích của Citi Bank gần đây lạc quan dự đoán vàng có thể đạt 3.000 USD/ounce trong vòng 6 đến 18 tháng tới.
Sau khi tăng mạnh và lập đỉnh cao lịch sử trong phiên đầu tuần, có lúc lên sát ngưỡng 2.450 USD/ounce, giá vàng thế giới bất ngờ "quay đầu" giảm. Ảnh minh hoạ
Mặc dù lạc quan vàng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhưng hầu hết đều không chắc chắn thời điểm vàng sẽ chạm mốc 3.000 USD/ounce. Động lực có thể đưa vàng lên mức đó là Fed nới lỏng chính sách tiền tệ.
Giám đốc nghiên cứu Rohan Reddy của Global X ETFs nói rằng, việc cắt giảm lãi suất có thể khiến đồng USD suy yếu so với nhiều loại tiền tệ khác, điều này có thể cung cấp hỗ trợ thêm cho các tài sản thực như vàng. Tuy nhiên, trong khi Fed vẫn chưa đi đến quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ, các nhà đầu tư đang theo dõi cẩn thận dữ liệu kinh tế để xem chúng có thể khiến Fed phải xoay trục hay không.
Đồng Đô la tăng giá khi thị trường hiện đã định vị biên bản cuộc họp cuối tháng 4 của FED, dự kiến diễn ra vào thứ Tư, điều này đã gây áp lực lên giá kim loại rộng hơn và cắt ngắn đà tăng giá.
Lãi suất cao trong thời gian dài làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lãi như vàng bằng cách tăng chi phí cơ hội khi đầu tư vào chúng.
Các kim loại quý khác cũng chìm vào hôm nay. Giá bạch kim tương lai giảm 1,6% xuống 1.042,60 USD/ounce, trong khi giá bạc tương lai giảm 2,5% xuống 31,628 USD/ounce. Nhưng cả hai kim loại đều giữ được phần lớn lợi nhuận đạt được trong vài phiên qua.
Theo phân tích kỹ thuật, vàng đang đứng trước ngưỡng cản quan trọng là đỉnh cao kỷ lục vừa ghi nhận hôm 20/5 (ở mức 2.454,2 USD/ounce). Trong khi đó, ngưỡng hỗ trợ gần nhất là 2.408,5 USD/ounce - mức thấp nhất trong phiên giao dịch liền trước. Sau đó là ngưỡng hỗ trợ tâm lý 2.400 USD/ounce.
Mặc dù Trung Quốc mua ròng vàng 18 tháng liên tiếp, nhưng lượng vàng mới chiếm khoảng 5% dự trữ ngoại hối của nước này. Trung Quốc trong nhiều năm gần đây đẩy mạnh bán trái phiếu Mỹ trong khi tăng lượng vàng dự trữ. Nếu xu hướng này còn tiếp tục, giá vàng thế giới vẫn có được một lực đỡ mạnh.