Giá nông sản ngày 4/1: Cà phê tăng 800 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 39.400 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 39.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.900 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.100 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.000 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 40.100 đồng/kg, 40.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.100 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 39.300 - 40.100 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tăng - giảm trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 3/2023 được ghi nhận tại mức 1.852 USD/tấn sau khi tăng 2,95% (tương đương 53 USD). Giá cà phê Arabica giao tháng 3/2023 tại New York đạt mức 166,3 US cent/pound, giảm 0,6% (tương đương 1 US cent).
Ảnh minh họa. Ảnh: Kim Hoàng
Theo thống kê, nông dân Việt Nam đã thu hoạch được khoảng 85% diện tích niên vụ hiện tại, kết hợp với nhu cầu đẩy hàng tăng mạnh trước dịp Tết Nguyên Đán đã thúc đẩy lực bán gia tăng trên thị trường.
Ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 đạt 1,72 triệu tấn, trị giá 3,94 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân cà phê năm 2022 ở mức 2.293 USD/tấn, tăng 16,6% so với năm 2021.
Giá nông sản ngày 4/1: Tiêu cao nhất đạt 60.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 58.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 60.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 59.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 57.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 57.500 - 60.000 đồng/kg.
Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho thấy, trong 10 tháng năm 2022, các thị trường Đức, Anh và Pháp nhập khẩu hạt tiêu từ thế giới tăng lần lượt 7,8%, 15% và 14,9% so với cùng kỳ năm 2021, đạt lần lượt 116,48 triệu USD, 60,37 triệu USD và 57,78 triệu USD.
Trong đó, các thị trường Đức, Anh và Pháp nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam tăng lần lượt 19,8%, 59,5% và 31,5%, đạt trên 53 triệu USD, 32,68 triệu USD và 23,34 triệu USD.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của các thị trường Đức, Anh và Pháp ở mức cao, lần lượt là 45,52%, 54,14% và 40,39% trong 10 tháng năm 2022.
Dự báo trong ngắn hạn, nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường Đức, Anh, Pháp sẽ duy trì ở mức thấp. Hiện, châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng khiến giá lạm phát tăng cao, kinh tế suy giảm.
Về dài hạn, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại châu Âu sẽ tăng trở lại khi các vấn đề về năng lượng, lạm phát được giải quyết, sẽ tác động tích cực lên ngành hạt tiêu Việt Nam.
Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ giúp ngành hạt tiêu Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước chưa có hiệp định.
Để khai thác tốt thị trường tiềm năng lớn này, ngành hạt tiêu Việt Nam cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất, tuân thủ các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hạt tiêu, nhằm tạo ra sản phẩm hạt tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu.