Giá nông sản ngày 26/12: Cà phê cao nhất đạt 40.800 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.100 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.600 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.800 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.700 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 40.800 đồng/kg, 41.700 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.800 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.000 - 40.800 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2023 ở mức 1.875 USD/tấn, giao tháng 5/2023 ở mức 1.845 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2023 ở mức 172 cent/lb, giao tháng 5/2023 ở mức 171,6 cent/lb.
Hiệp hội Cà phê - Caco (VICOFA) nhận định, lượng cà phê xuất khẩu trong niên vụ 2022/23 dự kiến giảm mạnh so với niên vụ trước do hàng tồn kho từ vụ 2021/22 sang ước tính không đáng kể. Trong khi đó, sản lượng niên vụ cà phê năm nay cũng được dự báo giảm. Theo VICOFA, sản lượng niên vụ 2022/23 dự kiến giảm khoảng 10 - 15% so với niên vụ 2021/22 xuống khoảng 1,47 triệu tấn do diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm, người dân chuyển sang các cây trồng có hiệu quả hơn.
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyên Hoàng
Giá nông sản ngày 26/12: Tiêu cao nhất đạt 59.500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 58.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 59.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 58.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 57.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 57.500 - 59.500 đồng/kg.
Theo các doanh nghiệp, trước đây khi chưa xảy ra dịch bệnh, mỗi tháng Trung Quốc nhập khẩu trung bình 50.000 - 60.000 tấn tiêu Việt Nam. Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát, nước này theo đuổi chính sách Zero Covid khiến lượng nhập khẩu chỉ còn khoảng 1.000 tấn/tháng. Luỹ kế 11 tháng, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Trung Quốc giảm 51% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 18.354 tấn tương đương khoảng 9% tỷ trọng.
Sang năm 2023, các doanh nghiệp tiêu mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là những thị trường ngách. Nếu đa dạng được thị trường, các doanh nghiệp có thể tránh những rủi ro khi xảy ra các sự cố ở thị trường tiêu thụ chính; Trung Quốc là bài học điển hình.
Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, những tháng quý I, hoạt động giao dịch tiêu của Việt Nam sẽ sôi động hơn vì vừa kết thục vụ thu hoạch, tiêu còn mới. Đến quý III và IV, khách hàng sẽ tìm đến các nước như Brazil và Indonesia để mua vì đây là thời điểm thu hoạch tiêu của hai nước này.