Giá nông sản ngày 30/12: Cà phê đồng loạt tăng 300 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.900 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.600 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.600 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.500 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.600 đồng/kg, 41.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.800 - 41.700 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2022 được ghi nhận tại mức 2.482 USD/tấn sau khi tăng 0,89% (tương đương 22 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại New York đạt mức 228,90 US cent/pound, tăng 1,46% (tương đương 3,30 US cent).
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tổng sản lượng cà phê của Brazil trong năm 2021 được ước tính ở mức 47,7 triệu bao, cao hơn so với mức 46,9 triệu bao được công bố trong lần khảo sát trước đó.
Mặc dù Công ty Cung ứng và Dự báo nông sản (Conab) thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil báo cáo điều chỉnh tăng không nhiều, nhưng điều này chứng tỏ thiệt hại vì khô hạn kéo dài từ đầu năm nay và đợt sương giá đầu tháng 7/2021 không quá nặng nề như đánh giá trước đó.
Bên cạnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng công bố mốc thời gian nhanh hơn để rút lại các biện pháp kích thích đã triển khai, nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch Covid-19 trong bối cảnh lạm phát gia tăng, tác động tiêu cực lên giá cả hàng hóa thế giới.
Ảnh minh họa. Ảnh: Tư Êban
Giá nông sản ngày 30/12: Tiêu tiếp tục tăng 500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 80.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 79.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 82.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 81.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 79.500 - 82.000 đồng/kg.
Thị trường được nhận định sẽ tiếp tục sôi động cho tới giáp Tết âm lịch, cũng là thời điểm chuẩn bị vào vụ thu hoạch mới. Khi đó dòng tiền từ cà phê sẽ chuyển dịch trở lại thị trường hồ tiêu, trong bối cảnh vụ thu hoạch trễ hơn mọi năm.
Số liệu về xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong 10 năm qua cho thấy, ngành hàng này vẫn còn nhiều bấp bênh và bất cứ sự gia tăng nào về nguồn cung trong tương lai cũng có thể dẫn đến nguy cơ sụt giảm về giá.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, để duy trì được mức giá cao trong những năm tiếp theo, việc kiểm soát sự gia tăng về nguồn cung là một trong những yếu tố then chốt.
Vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm tiến hành rà soát lại diện tích, sản lượng hồ tiêu trên cả nước và đánh giá lại thực trạng ngành hồ tiêu. Đồng thời, nông dân cần thay đổi phương pháp sản xuất theo hướng sạch, an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, có đầu ra bền vững.
Thực tế ghi nhận tại một số địa phương cho thấy, sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn hữu cơ không lo về giá cả và đầu ra khi luôn được các đối tác nước ngoài thu mua với giá cao hơn so với tiêu sản xuất thông thường.
Bởi vậy, cần thúc đẩy tăng diện tích canh tác hồ tiêu hữu cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu cũng là điều mà ngành hồ tiêu cần chú trọng trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Nam Hải, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nhận định: Năm 2021, giá xuất khẩu tiêu tăng là do nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu, chất lượng hạt tiêu được đảm bảo nên trong năm qua số lần bị khiếu nại về vấn đề dư lượng hóa chất tồn dư giảm nhiều so với các năm trước.
Trong thời gian tới, ngành hồ tiêu phải đẩy mạnh xây dựng vùng trồng tiêu hữu cơ bền vững, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất hồ tiêu GlobalGAP, VietGAP... trong sản xuất, chế biến tiêu.
Đặc biệt, nông dân, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu phải liên kết giải quyết cơ bản vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất trong hồ tiêu mà các nước tiêu dùng đang cấm để nâng cao chất lượng hồ tiêu xuất khẩu.
Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu chế biến chất lượng cao, như: tinh dầu tiêu, tiêu trắng từ tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu xay bột, các sản phẩm gia vị từ tiêu, tiêu sạch, đóng gói xuất thẳng vào hệ thống bán lẻ toàn cầu, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ hồ tiêu chất lượng cao như châu Âu, Mỹ...