Giá cà phê bật tăng mạnh
Trên sàn London, vào lúc 5 giờ ngày 26/1/2025 giá cà phê Robusta được cập nhật như sau. Giá giao hàng tháng 3/2025 là 5544 USD/tấn, giá giao hàng tháng 5/2025 là 5499 USD/tấn, giá giao hàng tháng 7/2025 là 5416 USD/tấn và tháng 9/2025 là 5318 USD/tấn.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica trên sàn New York cũng được cập nhật như sau: Kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 347.55 cent/lb, kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 343.05 cent/lb, kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 336.40 cent/lb và kỳ giao hàng tháng 9/2025 là 327.20 cent/lb.
Tương tự, giá cà phê Arabica từ Brazil cũng ghi nhận: Kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 428.00 USD/tấn, kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 425.00 USD/tấn, kỳ tháng 7/2025 là 420.55 USD/tấn và kỳ tháng 9/2025 là 403.80 USD/tấn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá cà phê trong nước được cập nhật vào lúc 5 giờ hôm nay 26/1/2025, đã chững lại vẫn giữ ở mức trung bình 125.300 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên tăng mạnh từ 1.000 đến 1.200 đồng/kg so với hôm qua, dao động trong khoảng 124.700 – 125.500 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk có mức 125.300 đồng/kg (tăng 1.100 đồng/kg), giá cà phê tại Lâm Đồng có mức giá 124.700 đồng/kg (tăng 1.200 đồng/kg), giá cà phê tại Gia Lai có mức giá 125.000 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg) và giá cà phê tại Đắk Nông hôm nay có giá 125.500 đồng/kg (tăng 1.000 đồng/kg).
Tại Việt Nam, giá cà phê tuần qua tăng theo đà tăng của giá robusta trên sàn London, mặc dù các thương nhân cho biết hoạt động giao dịch trong nước khá trầm lắng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần.
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng nghỉ Tết nên nguồn cung cà phê từ Việt Nam tiếp tục gián đoạn khiến giá giữ vững và có xu hướng tăng.
"Từ nay đến tháng 5/2025, tức khi Brazil vào vụ, nhà mua hàng thế giới vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cà phê từ Việt Nam nên giá cà phê vẫn ở mức tốt" – ông Đỗ Hà Nam nhận định.
Giá hồ tiêu tăng nhẹ
Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 5 giờ sáng ngày 26/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước ngày thứ 2 kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 có xu hướng tăng nhẹ, mức tăng 200 đồng/kg tuỳ từng địa phương.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai duy trì mức ổn định và được thu mua ở mức 147.500 đồng; giá tiêu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục giữ giá cao, hiện giá thu mua là 147.000 đồng/kg; tương tự giá tiêu ở Bình Phước duy trì mức ổn định so với phiên giao dịch trước, hiện giá tiêu được thu mua 147.000 đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông đang neo ở mức khá cao và tăng nhẹ, hiện giá thu mua tiêu 2 địa phương này cùng mức giá 148.200 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) lúc 5 giờ ngày 26/1/2025 như sau: thị trường tiêu có xu hướng ổn định và đang neo ở mức cao.
Cụ thể, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đang ở mức giá 7.157 USD/tấn; tương tự giá tiêu trắng Muntok hiện được thu mua với giá 9.456 USD/tấn.
Thị trường tiêu Malaysia tiếp tục giữ ổn định và đang ở mức cao, hiện giá tiêu đen ASTA của Malaysia được thu mua ở mức giá 9.000 USD/tấn và giá tiêu trắng ASTA ở mức 11.600 USD/tấn.
Giá tiêu ở Brazil sau nhiều phiên giảm trước đó đã ổn định trở lại, hiện giá tiêu thu mua tại Brazil ở mức 6.150 USD/tấn.
Thị trường tiêu Việt Nam xuất khẩu tiếp tục ổn định và tăng nhẹ. Cụ thể, giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu hiện đạt mức giá 6.350 USD/tấn với loại 500 g/l và loại 550 g/l đạt mức giá 6.650 USD/tấn; giá tiêu trắng đang ở mức giá 9.550 USD/tấn.
Thị trường chính thức bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài đến hết tuần sau. Trong bối cảnh giá tiêu duy trì ở mức cao, ngành hồ tiêu Việt Nam cần tập trung tăng cường chế biến sâu, đầu tư vào công nghệ chế biến tiêu trắng, tiêu nghiền bột và các sản phẩm giá trị gia tăng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) để tăng cường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông.
Ngoài ra, cần đảm bảo chất lượng, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt đối với thị trường khó tính như EU.