Giá nông sản ngày 21/9: Cà phê đồng loạt tăng
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 47.200 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 47.100 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 47.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 47.700 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 47.700 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 47.600 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 47.700 đồng/kg, 47.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 47.700 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 47.100 - 47.800 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.218 USD/tấn sau khi tăng 1,46% (tương đương 32 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 228,10 US cent/pound, tăng 1,81% (tương đương 4,05 US cent).
Ảnh minh họa. Ảnh: Bình Công Đinh
Giá nông sản ngày 21/9: Tiêu tiếp tục giảm 500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 65.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 67.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 66.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 64.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg.
Năm ngoái, lượng tiêu xuất khẩu của Malaysia đạt 7.407 tấn, trị giá 153,7 triệu ringgit, đưa quốc gia này nằm trong top những nhà xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới, bên cạnh Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và Brazil.
Người dân Malaysia tự hào rằng, bang Sarawak đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Malaysia lên bản đồ hồ tiêu thế giới. Đây là một kỳ tích đáng nể đối với một quốc gia chỉ có 2,7 triệu dân.
Hạt tiêu được đưa vào Sarawak vào khoảng những năm 1840 bởi những người nhập cư Trung Quốc. Lúc bấy giờ, loại cây gia vị này chủ yếu được trồng ở Bau, Baram, Trusan và Limbang.
Sarawak hiện được xếp hạng trong số 5 nhà sản xuất hạt tiêu hàng đầu thế giới, với khoảng 90% sản lượng hàng năm (tương đương khoảng 25.000 tấn) cho thị trường xuất khẩu.
Tuy đứng sau các nước sản xuất hàng đầu như Việt Nam về số lượng, nhưng hạt tiêu của Sarawak được bán với giá cao do chất lượng vượt trội.
Một trong những thách thức được đặt ra đối với ngành hồ tiêu Sarawak là thu hút người dân tham gia trồng tiêu trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ từ các cây trồng khác, điển hình như dầu cọ và cao su.
Tuy nhiên, chất lượng và thương hiệu của hạt tiêu của bang đã giúp Sarawak tạo ra một thị trường ngách trên phạm vi toàn cầu. Việc tiếp tục phát triển ngành hồ tiêu thượng nguồn và hạ nguồn theo chuỗi giá trị là điều cấp thiết cho sự phát triển của ngành.
Hiện tại, các trang trại trồng tiêu tại bang Sarawak tập trung chủ yếu ở các huyện như Kuching, Samarahan, Sri Aman, Betong, Sarikei và Sibu, nơi tiêu được trồng ở các vùng đồi núi cao.