Giá nông sản ngày 19/1: Cà phê giảm nhẹ
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 38.800 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 38.700 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 39.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.500 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 39.500 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 39.400 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 39.500 đồng/kg, 39.400 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.500 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 38.700 - 39.600 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 giảm 23 USD/tấn ở mức 2.195 USD/tấn, giao tháng 5/2022 giảm 19 USD/tấn ở mức 2.164 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 0,05 cent/lb, ở mức 239,6 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 0,05 cent/lb, ở mức 239,5 cent/lb.
Giá nông sản ngày 19/1: Cà phê giảm nhẹ. Ảnh: Đỗ Toàn
Việt Nam hiện đang là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, sau Brazil, nhưng lại là quốc gia xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới. Với vai trò then chốt như vậy diễn biến nguồn cung tại Việt Nam cũng có những tác động trực tiếp đến giá Robusta thế giới.
Thời gian qua, những chậm trễ trong công tác hậu cần khiến cho các hợp đồng cà phê không thể đến tay người mua đã liên tục đẩy giá cà phê Robusta lên mức cao nhất trong vòng 7 năm, rồi cao nhất trong một thập kỷ. Thậm chí, vì sự khan hiếm số lượng hàng giao ngay, mà trên thị trường Robusta tương lai đã diễn ra hiện tượng “vắt giá”, khi giá hợp đồng tháng gần cao hơn so với giá hợp đồng tháng xa.
Bên cạnh đó, thời gian đầu khi Việt Nam bước vào giai đoạn thu hoạch, lũ lụt và tình trạng thiếu hụt nhân công đã khiến cho tiến độ thu hoạch cà phê của nước ta bị chậm trễ, gây ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu.
Sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021/22 được dự báo sẽ phục hồi và tăng 2,1 triệu bao so với niên vụ trước lên 31,1 triệu bao sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021/22 dự báo tăng 3,6 triệu bao so với niên vụ trước lên 26 triệu bao, tồn kho cà phê cũng được dự báo giảm nhẹ.
Giá nông sản ngày 19/1: Tiêu tiếp tục tăng 500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 79.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 80.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 79.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 78.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 78.000 - 80.500 đồng/kg.
Ông Hoàng Phước Bính, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê chia sẻ, để ngành hồ tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới trước tiên, Chính phủ, các bộ ngành và các cơ quan liên quan cần có thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về diện tích sản xuất của Việt Nam và thế giới, về các khâu chế biến, lưu thông, tiêu thụ để từ đó có thông tin chính thống, giúp cho các thành phần trong ngành hàng biết và có chiến lược phát triển phù hợp.
Đồng thời, ngành hồ tiêu cũng cần sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách của Nhà nước, như các Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…, cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành.
Riêng người sản xuất hồ tiêu có đầy đủ 2 điều kiện cơ bán là kiến thức về trồng hồ tiêu và nắm bắt thị trường kịp thời của ngành hàng hồ tiêu và khả năng đầu tư, chăm sóc hồ tiêu để trồng mới vườn tiêu cũng như tiếp tục chăm sóc vườn tiêu hiện có.
Để có được vườn tiêu khỏe, chất lượng, người trồng tiêu cũng phải nắm bắt kỹ thuật trồng tiêu vững vàng, tránh được những sai sót trong quá trình chăm sóc cây tiêu như: không tái canh trên vườn tiêu cũ đã chết, phải chọn đất phù hợp với sự phát triển của cây hồ tiêu; chọn giống hồ tiêu tốt để hạn chế được bệnh trên cây tiêu, trồng xen canh với loại cây khác để tăng thu nhập trên cùng diện tích, trồng tiêu trên cây trụ sống, đắp mô ở gốc; không nên tạo bồn, phải để cỏ trong vườn tiêu, tưới nhỏ giọt và chăm bón theo hướng hữu cơ sinh học để vườn tiêu khỏe mạnh, bền vững.
Ngành hồ tiêu Việt Nam muốn khôi phục lại vị trí trên thị trường thế giới như những năm trước đây, cần hội tụ nhiều yếu chính là sự đồng lòng và nắm vững thông tin thị trường của người sản xuất, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Có như vậy, các mắt xích này mới có thể phối hợp nhịp nhàng đưa ngành hồ tiêu phát triển bền vững trở lại.