Giá nông sản ngày 13/1: Cà phê tiếp tục tăng
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 39.600 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 39.500 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.300 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.300 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.200 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 40.300 đồng/kg, 40.200 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.300 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 39.500 - 40.400 đồng/kg.
Năm 2021 đã chứng kiến sự tăng vọt của giá cà phê khi giá giao ngay tăng lên mức chưa từng thấy trong nhiều năm. Mặc dù giá hiện tại có thể đang giảm dần, nhưng sự gián đoạn liên tục về hậu cần và thời tiết bất lợi có thể neo giá ở mức cao hơn mức trung bình.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự kiến, sản lượng cà phê arabica sẽ giảm gần 30% trong vụ thu hoạch 2021-2022, do chịu tác động bởi nhiệt độ cao và hạn hán kéo dài. Tình trạng băng giá hiện tại dự kiến cũng sẽ có tác động tiêu cực tương tự đến cây trồng trong mùa thu hoạch tiếp theo.
Để đối phó với giá cao kỷ lục của năm ngoái, nông dân đã chặt bỏ một số lượng cây cao hơn so với mức trung bình. Điều này có thể dẫn đến tăng năng suất sau năm 2023 và giảm áp lực giá cả.
Những trở ngại về mặt hậu cần là một vấn đề dự kiến sẽ tiếp tục xảy ra đối với xuất khẩu trong năm nay. Các công ty vận chuyển thường xuyên hủy bỏ các đơn hàng xuất khẩu do tình trạng thiếu hụt container rỗng.
USDA dự đoán, xuất khẩu cà phê của Brazil sẽ giảm mạnh 26% trong năm tới. Nhìn chung, dự trữ cà phê toàn cầu ước tính sẽ thấp hơn 10% trong khoảng thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ảnh minh họa. Ảnh: Hoàng Bảo
Giá nông sản ngày 13/1: Tiêu đi ngang
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 77.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 78.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 77.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 76.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 76.500 - 78.500 đồng/kg.
Sau nhiều năm biến động đi xuống, năm 2021, ngành hồ tiêu đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, tạo động lực và niềm tin cho người trồng tiêu, cũng như ngành hồ tiêu Việt Nam khởi sắc, lấy lại vị thế một trong những hàng hóa xuất khẩu tỷ USD như trước đây.
Trước biến động thời tiết và dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021, nhiều người sản xuất hồ tiêu sẽ không thu được sản lượng tiêu như dự tính. Điều này xảy ra đồng loạt tại các khu vực sản xuất hồ tiêu trên cả nước.
Thêm vào đó, đại diện Hiệp hội hạt tiêu thế giới (IPC) chia sẻ, ngoài Brazil đang có vụ thu hoạch tiêu trong thời gian này, các quốc gia sản xuất hồ tiêu khác như Indonesia, Ấn Độ lại đang trong tình trạng khan hiếm hàng, nguyên liệu.
Cộng với việc các quốc gia đã ứng phó được phần nào dịch bệnh Covid-19, tiến hành mở cửa trở lại các nhà hàng, quán ăn,… khiến cho lượng tiêu thụ gia vị hồ tiêu tăng vọt.
Trong khi đó, nông dân lại giảm sản xuất vì ứng phó dịch bệnh, cụng như ứng phó cắt lỗ khi giá hồ tiêu giảm trong thời gian qua. Hai xu hướng trái chiều là điều khiến ngành hồ tiêu được dự báo sẽ khan hiếm nguồn cung trong năm 2022.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Intimex cho biết, giá hồ tiêu nguyên liệu trong năm 2022 có thể đạt ngưỡng 100.000 đồng/kg, thậm chí có thể cao hơn khi các thị trường trường trên thế giới đồng loạt thu mua để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng trở lại của người dân.
Dù giá hồ tiêu khó quay lại thời hoàng kim trong năm 2016, với giá 230.000 đồng/kg, nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam kỳ vọng giá hồ tiêu có thể chạm ngưỡng 150.000 đồng/kg.
Việt Nam luôn giữ vị thế số 1 về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Chính vì vậy, chỉ cần các doanh nghiệp không bán hàng thì sẽ có thể đẩy giá hồ tiêu tăng vọt.
Bởi hiện các quốc gia khác cũng đã giảm diện tích sản xuất hồ tiêu, nguồn cung thế giới cũng rơi vào tình trạng khan hàng.
Để có thể điều chỉnh được tình trạng khan hàng, thiếu nguyên liệu hồ tiêu cho chế biến và xuất khẩu, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cũng đã tính đến tình huống nhập khẩu hồ tiêu từ các quốc gia lân cận.
Trong năm 2021, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, ngành hồ tiêu Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia cao hơn năm 2020 là 111%.
Sản lượng hồ tiêu của các tỉnh biên giới Campuchia, giáp với Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm. Dù tổng số lượng này chỉ bằng 1/10 sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, nhưng cũng có thể giúp các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hồ tiêu tính toán được các đơn hàng trong thời gian tới, trước tình trạng dự báo thiếu nguồn cung hồ tiêu.