Thị trường giá nông sản hôm nay (14/1), giá cà phê giảm nhẹ, giá tiêu giảm 1.000 đồng/kg so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Giá cà phê hôm nay (14/1) giảm nhẹ
Theo khảo sát, giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên giảm nhẹ so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Cụ thể, giá cà phê tại Kon Tum báo tăng 200 đồng/kg lên mức 33.800 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay (14/1) giảm nhẹ.
Trong khi tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê đồng loạt giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống mức 33.700 đồng/kg.
Các địa phương còn lại giá cà phê không thay đổi. Theo đó, tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê dao động ở mức 33.900 đồng/kg.
Tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 33.100 đồng/kg. Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê dao động ở mức 33.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, Gia Lai giá cà phê hôm nay đang được thu mua ở mức lần lượt là 33.500 đồng/kg và 33.700 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thua mua trong khoảng 33.000-33.900 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (14/1) giảm 1.000 đồng/kg
Theo ghi nhận, giá hồ tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước giá tiêu hôm nay đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống 49.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại giá tiêu không có biến động. Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giá tiêu hôm nay vẫn được thu mua ở mức 50.000 đồng/kg.
Còn tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua ở mức thấp 48.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiều toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 48.000-50.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (14/1) giảm 1.000 đồng/kg.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 232.000 tấn, trị giá 758 triệu USD, tăng 8,1% về lượng, nhưng giảm 32,2% về trị giá so với năm 2017. Cũng trong năm này, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 3.261 USD/tấn, giảm 37,3% so với năm 2017.
Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo, doanh nghiệp và người sản xuất phải thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... Đồng thời, ngành hạt tiêu cần nghiên cứu để gia tăng giá trị sản phẩm bằng cách chế biến chuyên sâu như hương liệu, sản phẩm có dược tính, thực phẩm chức năng...