Thị trường giá nông sản hôm nay (11/12), giá cà phê giảm 100-200 đồng/kg. Trong khi giá tiêu đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (11/12) giảm 100-200 đồng/kg
Theo khảo sát, giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên giảm 100-200 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (11/12) giảm 100-200 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giảm 200 đồng/kg xuống mức 33.000 đồng/kg. Tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê giảm ít hơn xuống dao động ở mức 33.000 đồng/kg. Còn tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê không thay đổi ở mức 33.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) đồng loạt giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống mức 33.800 đồng/kg. Tương tự, tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê cũng ghi nhận giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống dao động ở mức 33.900 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê hôm nay giảm 100 đồng/kg xuống lần lượt là 33.700 đồng/kg và 33.600 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay không có biến động vẫn được thu mua ở mức 33.800 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền đang dao động trong khoảng từ 33.000 đồng/kg - 33.900 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (11/12) đi ngang
Theo ghi nhận, giá tiêu hôm nay không có biến động so với phiên giao dịch hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay dao động ở mức 53.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (11/12) đi ngang.
Tại tỉnh Gia Lai, Đồng Nai giá tiêu hôm nay đang được thu mua ở mức 52.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước giá tiêu hôm nay dao động ở mức lần lượt là 55.000 đồng/kg và 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiều toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 52.000-55.000 đồng/kg.
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch kiểm tổng Thư ký Hiệp Hội Hồ tiêu Chư Sê phân tích, qua theo dõi, cứ chu kỳ khoảng 10 năm thì giá hồ tiêu lại xuống đáy một lần do sản lượng hồ tiêu cung vượt cầu. Hiện nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn thế giới cần khoảng 300.000 tấn/năm, trong khi tổng sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2017 đã đạt khoảng 215.000 tấn, đó là chưa kể hồ tiêu của Indonesia, Ấn Độ, mà chủ yếu là để xuất khẩu,
Để giải quyết cuộc khủng hoảng thừa, theo ông Bính, có rất nhiều giải pháp, trong đó quan trọng nhất vẫn là bài toán sản xuất an toàn, truy xuất nguồn gốc, sản phẩm phải chế biến sâu, xây dựng thương hiệu hồ tiêu Việt Nam, thì mới có giá trị.