Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi tại miền Bắc
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại miền Bắc tăng 1.000 đồng/kg ở một vài nơi, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Cụ thể, hai tỉnh Phú Thọ và Thái Bình cùng điều chỉnh giao dịch lên mức cao nhất là 64.000 đồng/kg.
Heo hơi tại Ninh Bình và Tuyên Quang hiện được thu mua với giá tương ứng là 62.000 đồng/kg và 63.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua, trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi tăng 2.000 đồng/kg lên mức 62.000 đồng/kg.
Cùng mức giá trên, giá heo hơi tại Thanh Hóa và Hà Tĩnh ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg.
Thương lái tại Quảng Bình, Quảng Trị và Bình Định đang giao dịch heo hơi chung mức 61.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tại miền Nam, giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại nhiều địa phương, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Chi tiết, giá heo hơi cao nhất khu vực là 64.000 đồng/kg, được ghi nhận tại Đồng Nai và Vũng Tàu sau khi tăng 1.000 đồng/kg.
Tương tự, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Long An, Hậu Giang và Bạc Liêu điều chỉnh giao dịch lên khoảng 62.000 - 63.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tăng cao trong thời gian tới do thị trường có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.
Bước vào mùa nắng nóng, anh Huỳnh Tiến Thảo, ở thôn Nam Tượng 2, xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn, Bình Định) phải lắp đặt nhiều quạt gió cùng hệ thống phun sương làm mát mái chuồng heo. Nhờ đó, 30 con heo nái sinh sản và 150 heo thịt của anh mới có thể chống chịu được cái nắng nóng gay gắt năm nay.
“Ngoài các biện pháp làm mát, mỗi ngày tôi còn vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh để đảm bảo nền chuồng sạch sẽ, khô ráo, tạo sự thoải mái cho đàn heo. Nhờ được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng, nên đàn heo của tôi vẫn phát triển tốt giữa thời tiết khắc nghiệt”, anh Thảo cho hay.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, toàn tỉnh hiện có gần 700.000 con heo (không tính heo con theo mẹ), hơn 9,6 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà chiếm hơn 83% và hơn 301.000 con bò. Hiện, thời tiết ở Bình Định nắng nóng gay gắt, kéo dài khiến vật nuôi bị giảm sức đề kháng. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ phát sinh, lây lan trên đàn vật nuôi, theo báo Nông Nghiệp.
Ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, nhận định: Dịch cúm gia cầm, dịch tả vịt, bệnh gumboro và bệnh Newcastle trên gà, dịch tả heo Châu Phi, heo tai xanh, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục trên trâu bò, lở mồm long móng, bệnh cảm nóng, cảm nắng… là những loại bệnh dễ phát sinh trong mùa nắng nóng.
“Người chăn nuôi không nên lơ là, chủ quan, cần phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của cán bộ thú y về cách phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong mùa nắng nóng. Trong đó, việc tiêm phòng vaccine được xem là giải pháp quan trọng, là cách phòng bệnh tốt nhất cho đàn vật nuôi”, ông Huỳnh Ngọc Diệp khuyến cáo.