Giá heo hơi miền Bắc
Sáng nay, giá thu mua heo hơi tại thị trường miền Bắc ổn định.
Trong đó, mức giá thấp nhất khu vực là 64.000 đồng/kg, tiếp tục được triển khai tại Lào Cai và Ninh Bình.
Nhỉnh hơn một giá là khu vực các tỉnh các tỉnh Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, với giá 65.000 đồng/kg.
Heo hơi tại các tỉnh còn lại trong khu vực được thu mua khổng đổi, ở mức 66.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi miền Trung - Tây Nguyên
Tại miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi đồng loạt chững giá.
Hiện, Thanh Hóa đang triển khai giá heo hơi ở mốc 65.000 đồng/kg - cao nhất khu vực.
Thấp hơn một giá là khu vực ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, với giá 64.000 đồng/kg.
Thương lái tại các tỉnh thành còn lại tiếp tục thu mua heo hơi với giá ổn định trong khoảng 62.000 - 63.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 62.000 - 65.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam
Khu vực miền Nam chứng kiến giá heo hơi đi ngang.
Theo đó, heo hơi tại khu vực các tỉnh thành gồm Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và Bến Tre được giao dịch chung mức 62.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực.
Trái lại, Vũng Tàu lại điều chỉnh heo hơi lên mức cao nhất 65.000 đồng/kg.
Các địa phương khác vẫn triển khai giá heo hơi không đổi so với sáng qua.
Hiện giá thu mua tại miền Nam dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi đi ngang vào ngày hôm nay do thị trường đang ghi nhận sự bình ổn.
Giá heo hơi bình quân cả nước 63.600 đồng/kg. Đáng chú ý, Công ty C.P Việt Nam tăng giá heo hơi ở miền Nam thêm 1.500 đồng lên 66.000 đồng/kg; miền Bắc vẫn duy trì mức 67.000 đồng/kg. Điều này khiến nhiều người chăn nuôi lạc quan về việc giá heo hơi có thể khởi sắc trong thời gian tới. Nhiều người tin rằng thịt heo sẽ được tiêu thụ nhiều hơn vì cả nước chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày khiến sức mua tăng cao.
Ngược lại, dịch bệnh tiếp tục là thách thức với ngành chăn nuôi. Ông Lê Văn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Pa, thông tin: Nhờ phát hiện khoanh vùng kịp thời, ngoài 2 ổ dịch xuất hiện tại thôn 1 (xã Kim Tân, Gia Lai), đến nay, trên địa bàn huyện chưa phát sinh thêm ổ dịch.
Ngay khi xuất hiện dịch tại xã Kim Tân, Trung tâm yêu cầu UBND xã cử cán bộ thú y thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, giám sát hộ chăn nuôi có heo nhiễm bệnh phun hóa chất tiêu độc khử trùng 1 lần/ngày trong 7 ngày đầu tiên và 3 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo; cắm biển báo ổ dịch, nghiêm cấm người ra vào địa bàn có ổ dịch để tránh lây lan; khuyến cáo người dân trên địa bàn xã ngừng tái đàn. Đối với những hộ đang chăn nuôi, khuyến cáo bà con bán heo khi đến thời gian xuất chuồng, theo báo Gia Lai.
Đối với các địa phương còn lại trong huyện, Trung tâm chỉ đạo rà soát, nắm rõ tình hình chăn nuôi heo để chủ động phòng - chống dịch; tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiêm phòng các loại vaccine theo quy định; chăm sóc, nuôi dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho đàn heo; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ để giảm thiểu mầm bệnh; tăng cường công tác tuyên truyền người dân thực hiện “5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển heo bệnh, heo chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt heo bệnh, heo chết; không vứt xác heo chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.