Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên giá heo hơi được thu mua với mức cao nhất cả nước 56.000 đồng/kg.
Tại Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thái Bình giá heo hơi đạt mức 55.000 đồng/kg.
Còn tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi ở mức 52.000 - 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 52.000 - 56.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 1/12/2022: Miền Bắc có giá cao nhất cả nước. Ảnh: Thế Hiển
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg.
Các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Thuận giá heo hơi ở mức thấp nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá heo hơi tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Hậu Giang, Trà Vinh, Tây Ninh, Cà Mau, Đồng Nai giá heo hơi ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá heo hơi được thu mua với mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kiên Giang giá heo hơi ở mức thấp nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 55.000 đồng/kg.
Dự báo cung cầu của cơ quan chức năng chưa sát với thực tế
Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi liên tục trải qua các cung bậc cảm xúc khi giá thịt heo biến động thất thường. Từ đầu tháng 7, giá heo hơi tăng cao, có thời điểm chạm mốc 75.000 đồng/kg giúp người chăn nuôi “thở phào” sau một thời gian dài giá lao dốc. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, giá heo hơi đảo chiều, giảm liên tục, từ tháng 10 đến nay có thời điểm giá heo hơi xuống còn 50.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng, giá thịt heo liên tục giảm trong thời gian gần đây do nguồn tiêu thụ giảm trên cả nước. Ngoài ra, do ảnh hưởng của lạm phát, hoạt động sản xuất gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp giảm giờ làm, thậm chí phải cắt giảm số lượng lớn công nhân. Chi tiêu của người dân thắt chặt hơn cũng khiến nhu cầu tiêu thụ thịt.
Theo ông Trọng, với tổng đàn heo mà Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) công bố khoảng 28,6 triệu con tính đến cuối tháng 10 (tăng khoảng 13,6% so với cùng thời điểm năm 2021), sản lượng không phải dư thừa quá lớn để giá thịt heo giảm mạnh. Chưa kể, dù tổng đàn heo tăng nhưng số lượng thịt cung cấp ra thị trường còn phụ thuộc vào số heo nái và heo thịt đến kỳ khai thác.
“Với chu kỳ khai thác của heo khá dài, khoảng 13 tháng mới có sản phẩm. Việc giá heo liên tục biến động chủ yếu do không kiểm soát được nguồn cung dẫn đến sản xuất không sát với thực tế. Đến thời điểm này, ngành chăn nuôi đã phải có số liệu chi tiết về tình hình cung cầu, giá bán, các loại heo… của tháng 10, nhưng đến giờ số liệu cuối tháng 7 vẫn chưa rõ, dẫn đến công tác tái đàn lúng túng, khó kiểm soát”, ông Trọng cho hay.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, hiện cả nước có 16 doanh nghiệp chăn nuôi heo quy mô lớn với số lượng heo cung cấp ra thị trường đạt gần 6 triệu con, chiếm hơn 20% tổng đàn. Thời gian qua, thị trường chăn nuôi chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp liên tục mở rộng sản xuất, tăng tái đàn và không ít đơn vị mới nhảy vào thị trường. Tuy nhiên, việc cơ quan Nhà nước không nắm được nguồn cung thực tế, thống kê không chính xác dẫn tới dự báo chưa sát, phải chạy theo thị trường.
Theo ông Dương, Luật Chăn nuôi hiện quy định Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT phải công bố công khai giá các sản phẩm chăn nuôi, và dự báo được tình hình cung cầu hàng tháng, hàng quý cũng như diễn biến chung của thị trường. Công tác thống kê nguồn cung trong nước có Tổng cục Thống kê và Cục Chăn nuôi. Còn nguồn cung nhập khẩu có Cục Thú y và Tổng cục Hải quan phụ trách. “Số liệu giữa các đơn vị hiện chưa thống nhất, mỗi bên nói kiểu dẫn tới điều hành tù mù”, ông Dương nói.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, trong 4 năm qua, do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, cộng thêm giá thịt heo thất thường đã khiến số lượng hộ chăn nuôi giảm từ 4 triệu hộ xuống còn 2 triệu hộ. Không ít mô hình chăn nuôi nông hộ, trang trại nhỏ lẻ bị xoá sổ, không trụ được trước biến động của thị trường.