Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại Hà Nội giá heo hơi được thu mua với mức cao nhất cả nước 59.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá heo hơi ở mức 57.000 - 58.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ giá heo hơi đang ở mức 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 59.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 10/2/2022: Tăng liên tiếp, 4 thách thức ngành chăn nuôi phải đối mặt trong năm 2022? Ảnh: Vissan
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Khánh Hòa giá heo hơi báo tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 57.000 đồng/kg.
Các địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bình Định, Bình Thuận giá heo hơi đi ngang, hiện được thu mua với mức 58.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá heo hơi ở mức 57.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 57.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Đồng Tháp, Cà Mau giá heo hơi đồng loạt tăng 2.000/kg đồng/kg lên mức 57.000 đồng/kg.
Tương tự, tại TP Hồ Chí Minh giá heo hơi cũng tăng 2.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 58.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 56.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Kiên Giang giá heo hơi ở mức 57.000 - 58.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Dương, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá heo hơi đang ở mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 55.000 - 58.000 đồng/kg.
4 thách thức lớn ngành chăn nuôi phải đối mặt trong năm 2022
Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi đã gặt hái được nhiều kết quả như nâng cao sức sản xuất, hội nhập mạnh trong khu vực cũng như trên thị trường quốc tế. Năm 2021, tổng đàn heo của Việt Nam đạt khoảng 28,1 triệu con, đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và đứng thứ 6 trên toàn thế giới. Đàn gia cầm xấp xỉ 530 triệu con, đứng thứ 10 châu Á và xếp vị trí 31 trên thế giới. Đàn trâu đạt khoảng 2,3 triệu con; đàn bò đạt 6,5 triệu con, trong đó bò sữa khoảng 357 nghìn con; đàn dê cừu khoảng 2,8 triệu con.
Theo báo cáo số liệu từ Cục Chăn nuôi, trong 10 năm qua, đàn heo của Việt Nam có nhiều biến dộng. Từ năm 2011-2021, tổng đàn heo có sự tăng trưởng 3,4%. Có thể thấy, năm 2019, ngành chăn nuôi heo nước ta có sự sụt giảm tổng đàn nghiêm trọng, xuống còn khoảng 22 triệu con, do ảnh hưởng từ dịch tả heo châu Phi. Năm 2016, là năm chăn nuôi đỉnh cao khi tổng đàn heo đạt 29 triệu con.
Hiện nay, khu vực Trung Du miền núi phía Bắc đang có tổng đàn heo cao nhất cả nước, chiếm 26%; Đồng bằng sông Hồng chiếm 21%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 20%. Trong đó, 9 tỉnh có tổng đàn heo lớn nhất cả nước năm 2021 (dao động trên 800.000 con trở lên), lần lượt là: Đồng Nai, Bình Phước, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Định, Bắc Giang, Nghệ An, Đắc Lắk, Bình Dương. Xét về mức độ thâm canh, chăn nuôi heo tập trung tại hai vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Đây là những khu vực chăn nuôi năng suất cao, khối lượng giết mổ lớn.
Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi chỉ ra 4 thách thức lớn mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm 2022. Cụ thể là:
- Toàn cầu hóa về thị trường, xen lẫn các hình thức bảo hộ sản xuất và chiến tranh thương mại tác động lớn đến các chuỗi cung ứng, cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi ngày càng diễn ra căng thẳng, khi Việt Nam là thành viên, đối tác tham gia với 7 Hiệp định thương mại tự do khu vực và thế giới. Trong đó, Hiệp định thế hệ mới CPTPP, EVFTA… yêu cầu sản phẩm chăn nuôi phải nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm hơn, giá thành sản xuất rẻ hơn mới có được lợi thế trong cạnh tranh.
- Biến đổi khí hậu làm gia tăng các loại hình khí hậu cực đoan, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, cùng với đó là sự ô nhiễm từ chăn nuôi sẽ tăng cao ở những mô hình chăn nuôi quy mô lớn, nhưng yếu kém trong khâu xử lý chất thải. Việt Nam là quốc gia được dự báo chịu ảnh hưởng lớn nhất của quá trình biến đổi khí hậu.
- Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên người như Covid-19, cũng như dịch bệnh trên động vật như Dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng… đã và đang diễn biến khá phức tạp, có tác động lớn đến chuỗi cung ứng trong nước, cũng như toàn cầu. Phát sinh những biến động lớn về thị trường. Ngoài ra, khi chăn nuôi theo hướng thâm canh, mật độ cao, nếu các yếu tố an toàn sinh học không được đảm bảo sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh, kháng kháng sinh sẽ gia tăng.
- Cách mạng khoa học 4.0 dự báo sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong việc quản lý. Xu hướng số hóa, chuyển đổi số gắn với chăn nuôi công nghệ cao, các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp số sẽ phát triển mạnh.
Với những khó khăn, thách thức này buộc ngành chăn nuôi Việt Nam cần không ngừng đổi mới, sáng tạo, bắt kịp xu hướng, nếu không sẽ rất khó phát triển và cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.