Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Yên Bái tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, lần lượt đạt 49.000 đồng/kg, 50.000 đồng/kg và 51.000 đồng/kg.
Các địa phương như Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội đồng loạt đi ngang, hiện thương lái thu mua với mức 50.000 đồng/kg.
Trong khi đó tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định đạt mức giá 49.000 đồng/kg. Còn tỉnh Ninh Bình ở mức thấp nhất toàn miền 48.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 48.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 12/12/2023: Cả 3 miền tăng 1.000 đồng/kg. Ảnh: Đỗ Khải
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Quảng Trị, Lâm Đồng giá heo hôm nay tăng 1.000 đồng/kg lên mức 48.000 đồng/kg và 49.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận ở mức giá 48.000 - 49.000 đồng/kg.
Còn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Bình Định, Ninh Thuận đang được thương lái thu mua với mức giá 47.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 47.000 - 49.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg lên mức 50.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi so với hôm qua. Tỉnh Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau đạt mức giá 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Cùng được thu mua với mức 48.000 - 49.000 đồng/kg là tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Còn tỉnh Bình Dương ở mức giá thấp hơn 47.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 47.000 - 51.000 đồng/kg.
Nhiều tỉnh lơ là, chậm công bố dịch tả heo châu Phi
Dù đã có rất nhiều chỉ đạo của Thủ tướng, phó thủ tướng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), nhưng kiểm tra thực tế cho thấy địa phương nào cũng còn rất nhiều tồn tại, bất cập.
Cụ thể, tại các tỉnh Đắk Lắk, Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình... còn lơ là, chưa tổ chức chống dịch theo quy định, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, chỉ đạo của Thủ tướng. Chưa báo cáo kịp thời, đầy đủ số liệu dịch bệnh theo quy định.
Đơn cử, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk), huyện Yên Thủy (Hòa Bình) ra quyết định công bố dịch bệnh rất chậm, không đặt biển báo, đặt trạm/chốt kiểm soát ra vào vùng dịch, phun thuốc, sát trùng, vận chuyển, xử lý tiêu hủy heo bệnh.
Tại huyện Yên Thủy (Hòa Bình) thậm chí còn có tình trạng heo chết bị người dân vứt ra suối, chân núi, gây ô nhiễm môi trường, ổ dịch kéo dài không được xử lý triệt để gây phát tán mầm bệnh... dẫn đến dịch bệnh phát sinh, lây lan diện rộng.
"Việc tổ chức chống dịch, tiêu hủy heo bệnh và xử lý chất thải tại các ổ dịch gặp rất nhiều khó khăn, không có đủ lực lượng thú y, thiếu kinh phí mua hóa chất, vôi bột, thuê phương tiện, không có đủ kinh phí hỗ trợ cho người tham gia xử lý heo bệnh.
Hệ thống thú y cơ sở, cấp huyện bị đứt gãy, hoạt động không hiệu lực, không hiệu quả, dẫn đến dịch bệnh lây lan, chưa được kiểm soát,..." - Bộ NN&PTNT chỉ ra các tồn tại, bất cập.
Đây là nguyên nhân khiến dịch bệnh tả heo châu Phi lây lan, dây dưa, kéo dài trong thời gian qua ở nhiều địa phương.
Trước những tồn tại trên, ông Long cho biết Bộ NN&PTNT đã có báo cáo Thủ tướng. Đồng thời ban hành nhiều văn bản, gửi riêng tới từng tỉnh đề nghị chấn chỉnh công tác phòng chống dịch tả heo châu Phi.
Mới đây nhất, ngày 6/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành chỉ thị số 29 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
Trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh dịch tả heo châu Phi, cần đẩy mạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả heo châu Phi trên đàn heo thịt.