Dưới đây là thống kê giá cà phê hôm nay 9/9 ở một số địa phương và vùng nguyên liệu trên cả nước.
Giá cà phê nguyên liệu ngày hôm nay 9/9/2019 tiếp tục tăng 100-200 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay tăng nhẹ 100 đồng/kg lên 32.100 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê cũng tăng 100 đồng/kg lên dao động ở mức 32.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay tăng 100 đồng/kg lên lần lượt là 33.300 đồng/kg và 33.100 đồng/kg. Còn tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay tăng 200 đồng/kg lên dao động ở mức 33.200 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê hôm nay đồng loạt tăng 100 đồng/kg lên mức 32.700 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay báo tăng 200 đồng/kg lên dao động ở mức 33.200 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 32.100 - 33.300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 9/9: Tiếp tục tăng 100-200 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London đang tăng mạnh.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang tăng 23 USD/tấn (mức tăng 1,81%) đứng ở mức 1.295USD/tấn
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 tăng 1,65 USD/tấn đứng ở mức 97,05 cent/lb.
Xuất khẩu cà phê dự kiến giảm 10,3% trong 8 tháng đầu năm nay so với cùng kì năm ngoái xuống còn 1,19 triệu tấn, tương đương 19,8 triệu bao 60 kg, Tổng cục Thống kê cho biết hôm 29/8.
Doanh thu từ xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm có thể giảm 20% xuống còn 2,03 tỉ USD, theo Reuters.
Khối lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 8 ước tính khoảng 130.000 tấn, trị giá 220 triệu USD.
Các quán cà phê chuyên về cà phê Việt Nam hiện có ở thành phố từ Pittsburgh (Pennsylvania, Mỹ) đến Austin (Texas, Mỹ).
Các cửa hàng pop-up như Kasama Cà Phê ở San Francisco sử dụng các loại cà phê Việt Nam để pha chế đồ uống lấy cảm hứng và mang hương vị của đồ uống Đông Nam Á.
Trong vài thập kỉ qua, các quán cà phê của người Hồi giáo rất ưa chuộng hạt cà phê arabica và thường phục vụ kèm một món nướng nhẹ.
Việt Nam xuất khẩu phần lớn là cà phê robusta. Đúng như tên gọi, loại cà phê này đắng và đậm vị, sản xuất bằng phương pháp rang tối như nhiều loại cà phê khác.
Ở Việt Nam, loại cà phê robusta thơm ngon, tươi mát và đẹp mắt này còn được sử dụng cùng với sữa đặc, theo Golden Emperor.