Dưới đây là thống kê giá cà phê hôm nay 24/10/2019 so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê nguyên liệu ngày hôm nay 24/10 giảm 100-200 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay giảm 100 đồng/kg xuống dao động ở mức 30.700 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê giảm 100 đồng/kg xuống mức 30.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm 200 đồng/kg xuống mức 31.500 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm 100 đồng/kg xuống mức 31.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, Kon Tum giá cà phê hôm nay đồng loạt giảm 100 đồng/kg xuống lần lượt là 31.200 đồng/kg và 31.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Gia Lai giá cà phê hôm nay không có biến động vẫn được thu mua với mức 31.100 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 30.700 - 31.500 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/10: Giảm 100-200 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London đang giảm.
Giá cà phê robusta sàn London đang giảm 7 USD/tấn (mức giảm 0,56 %) đứng ở mức 1.241 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica giảm 1,1 USD/tấn đứng ở mức 101,20 cent/lb.
Niên vụ 2018 - 2019, sản lượng cà phê toàn cầu đạt khoảng 170 triệu bao, cao hơn 10 triệu bao so với lượng tiêu thụ. Trong đó, Brazil đã sản xuất hơn 60 triệu bao.
Sự sụt giảm giá cà phê dẫn đến việc giảm nguyên liệu đầu vào, thuốc trừ sâu và các chi phí trang trại liên quan khác, theo trang AllAfrica.
Với 4 triệu bao cà phê được sản xuất mỗi năm, Uganda là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai ở châu Phi sau Ethiopia. Tại đây, cà phê trở thành nguồn thu ngoại tệ thứ hai sau du lịch.
Theo ông Fred Luzinda, Chủ tịch Liên đoàn Cà phê Uganda, 4,6 triệu bao cà phê 60 kg đã được xuất khẩu trong năm 2018, tạo ra doanh thu 492 triệu USD.
Giá xuất khẩu trung bình đạt mức 1,84 USD/kg trong năm 2018, thấp hơn mức 1,95 USD/kg trong năm 2017. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà xuất khẩu.
Tương tự Ethiopia và Brazil, Uganda là quốc gia mà một nửa số cà phê sản xuất ra được tiêu thụ trong nước. Các nhà sản xuất cà phê nước này đang có kế hoạch tiếp cận đa chiều trong việc thúc đẩy tiêu thụ và sản xuất nội địa.