Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đi ngang. Cụ thể, tại tỉnh Ninh Bình, Yên Bái, Hà Nội, Vĩnh Phúc giá heo đang ở mức cao 80.000 - 83.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà nam, Nam Định, Thái Bình giá heo dao động từ 75.000 - 79.000 dồng/kg.
Tương tự miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên cũng đi ngang. Cụ thể, tại các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng giá heo dao động trong khoảng từ 80.000 - 83.000 đồng/kg. Tại Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đak Lak, Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận Ninh Thuận giá heo được thu mua với mức thấp hơn từ 70.000 - 75.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Định giá heo đang ở mức 68.000 đồng/kg, đây là địa phương có giá thấp nhất cả nước.
Tại miền Nam, giá heo hôm nay không thay đổi so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Cần Thơ giá heo được thu mua với mức cao nhất toàn miền 80.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bình Phước, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Đồng nai, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Đồng Nai, Hậu Giang, Kiên Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Bến Tre... giá heo được thu mua từ 70.000 - 77.000 đồng/kg.
Dự báo giá heo hơi ngày mai 2/3: Xu hướng tăng trở lại?
Chiều 29/2, trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Lộc, Trưởng Ban quản lý chợ đầu mối gia súc - gia cầm Hà Nam cho biết, khoảng 10 ngày trước, giá heo hơi tại chợ dao động từ 75.000 - 76.000 đồng/kg, nhưng gần đây giá thay đổi liên tục, thương lái lùng mua hàng khắp nơi nhưng cũng không mua được nhiều.
"Giá heo hơi tăng đột biến như hiện nay chủ yếu là do thị trường không có nhiều heo to, rất khan hiếm. Tại các vùng chăn nuôi ở Hà Nam và khu vực lân cận, người dân không có lợn bán khiến các lái buôn phải nhập nhiều heo từ miền Nam ra", ông Lộc khẳng định.
Lí giải về nguyên nhân giá heo hơi tăng bất chấp các giải pháp kìm giá của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, ông Lộc khẳng định: "Do dân không có lợn. Thương lái mua lợn hơi giá cao nên phải bán cho tiểu thương với giá cao. Tại Hà Nam, người dân tái đàn rất ít, chủ yếu bà con mua lợn to (khoảng 70-80kg/con) rồi nuôi gột lên khoảng 110 - 120kg xuất bán. Thực tế hiện nay không có con giống, nếu có thì cũng giá cao nên bà con không dám mua heo mới cai sữa về nuôi. Ai cũng khiếp sợ bị thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi", ông Lộc nói.
Hầu hết các địa phương của tỉnh Đồng nai đã qua 30 ngày không tái phát dịch tả heo châu Phi
Theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, hiện hầu hết các địa phương của tỉnh đã qua 30 ngày không tái phát dịch tả heo châu Phi nên đủ điều kiện tái đàn heo trong chăn nuôi. Tuy nhiên, người chăn nuôi vẫn rất thận trọng trong đầu tư tái đàn. Hoạt động tái đàn mạnh chủ yếu ở các doanh nghiệp, trang trại lớn.
Bà Nguyễn Ngọc Liên, Phó Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa cho biết, hiện thành phố chỉ còn trại heo lớn với quy mô trên 7.000 con của doanh nghiệp. Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ còn ở 2 phường Tam Phước và Phước Tân với trên 400 con heo ở gần 40 hộ chăn nuôi. So với trước khi xảy ra dịch tả heo châu Phi, tổng đàn heo ở địa phương còn rất ít.
Trao đổi với báo chí, ông Kiều Minh Lực, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang nỗ lực khôi phục đàn heo, nhất là đàn nái. Nhiều trang trại nuôi gia công cho doanh nghiệp cũng đã tổ chức tái đàn, đến nay nhiều trại đã qua 60 ngày tái đàn và chưa bị tái phát dịch.
Theo ông Lực, doanh nghiệp cần cả năm để khôi phục lại đàn nái. Khi đó, tổng đàn mới tăng được nguồn heo con giống cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, rủi ro dịch bệnh vẫn rất lớn, doanh nghiệp vẫn phải rất thận trọng.