Với những thông tin “nóng”về tăng vốn, về tái cơ cấu và về nhân sự cao cấp của các NH trước kỳ ĐH, thực sự đã gây nên một “cơn sóng” của các cổ phiếu NH trên thị trường chứng khoán.
Chính sách vĩ mô linh hoạt “cú huých” quan trọng cho sự ổn định và phát triển các NHTM:
Ngay những tháng đầu năm 2017, NHNN đã có một số điều chỉnh lại chính sách đối với hệ thống NHTM với một loạt các quy định được các NHTM và giới đầu tư chứng khoán đánh giá tích cực. Trong đó điển hình là nội dung Thông tư 39 và 41 sửa đổi cùng với một số điều khoản quy định về các nghiệp vụ tín dụng thận trọng hơn, nhưng bên cạnh đó các thông tư này cũng mở ra một số điều kiện cho các NH thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.
Điển hình là việc giãn áp dụng tiêu chuẩn an toàn theo chuẩn mực quốc tế (Basel II) cho các NHTM đến năm 2010 như nội dung Thông tư 41 đã giãn thời gian áp dụng tiêu chuẩn an toàn theo chuẩn NHNN cũ và điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) từ 9% xuống 8% - giúp một số NHTM dễ thở hơn trong tăng trưởng tín dụng cũng như có thêm thời gian để bổ sung thêm nguồn vốn cấp 1, tái cấu trúc lại tài sản để nâng tỷ lệ CAR lên mức cao hơn.
Nhìn về tổng thể tình hình của một số NHTM vẫn còn những khó khăn, nhưng trước sự điều hành linh hoạt, cương quyết của NHNNVN, các chỉ số đo lường về lãi lỗ, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lãi dự thu trên tổng lãi của toàn ngành NH đang dần cải thiện. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã phát đi những thông điệp mới trong việc tái cấu trúc lại ngành, trong đó có thể cho phép các nhà đầu tư ngoại sở hữu hơn 30% cổ phần tại một NHTM trong nước.
Rõ ràng động thái linh hoạt trong chính sách điều hành vĩ mô đã tạo điều kiện ổn định và phát triển cho các NHTM sau quá nhiều khó khăn mà họ phải vượt qua trong thời gian vừa qua.
Mặt bằng lãi suất trong năm nay được kỳ vọng sẽ giúp cho biên lãi ròng (NIM) của các NH cải thiện. Với việc cung ứng 80% tổng vốn cho nền kinh tế, nên một khi nền kinh tế cải thiện hơn so với năm trước sẽ mang lại niềm vui cho các cổ đông NH – đi đầu trong số những người hưởng lợi là các NH như: VCB, CTG hay BIDV với lợi thế về quy mô và mạng lưới bán hàng.
Niềm tin tăng cao cho các nhà đầu tư cổ phiếu NH
Thị trường chứng khoán trong những tháng đầu năm 2017 đã có mức tăng trưởng ấn tượng với nhiều nhóm ngành thăng hoa. Chỉ số VN-Index ngày 7/4 đã lên tới 726 điểm, tăng khoảng 9% so với đầu năm.Trong số các nhóm ngành tăng mạnh có các cổ phiếu NH.
Hãy điểm mặt các ngân hàng đã đạt mức tăng hai chữ số và một số cổ phiếu NH tăng gấp 4-5 lần mức tăng của chỉ số VN Index.
NHTMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) với nhưng thông tin khả quan trước kỳ ĐHCĐ vào cuối tháng này với kế hoạch tái cơ cấu khá mạnh mẽ trong sự giám sát chặt chẽ và hỗ trợ của NHNNVN. Sự chuyển giao về trách nhiệm quản trị điều hành trở nên rõ ràng hơn sau khi cha con ông Trầm Bê thôi quản trị và điều hành NH từ tháng 2. Ngoài sự hỗ trợ của NHNN với Sacombank thì những kỳ vọng về nhóm cổ đông mới, thông tin về việc quay trở lại của cựu chủ tịch Đặng Văn Thành, cũng làm nhà đầu tư phấn chấn hơn. Từ mức giá chỉ 8.700 đồng/cổ phiếu, STB của Sacombank nay đã tăng tổng cộng tới 50%, lên 13.150 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu EIB của Eximbank dù không tạo ra sự chú ý nào thời gian qua bằng những đợt sóng giá hay lượng giao dịch nhưng cũng cần mẫn đi lên và đã tăng tổng cộng tới khá ấn tương (25% so với đầu năm), hiện ở quanh vùng 12.200 đồng/cổ phiếu Vơi những thông tin tích cực về một ĐHCĐ hứa hẹn về sự ổn định về nhân sự cao cấp để có thể tạo được sựphục hồi tăng trưởng ổn định, đột phá như giai đoạn 2012 trở về trước của NH này.
NHTMCP Sài Gòn – Hà Nôi (SHB) là một trong những cổ phiếu NH tăng trưởng đột phá trong thời điểm những tháng đầu năm vừa qua. Từ mức giá 4.700 đồng hồi đầu năm, cổ phiếu SHB đã tăng ngoạn mục lên quanh 6.000 đồng, mức tăng tới 27%. Khối lượng giao dịch các phiên đều nằm trong top đầu của sàn HNX, bên cạnh nhiều phiên thỏa thuận với đơn vị tính bằng triệu cổ phiếu. Đây là hiện tượng khá lạ của cổ phiếu này khi trong một thời gian dài, SHB chỉ có đi ngang, thậm chí vùng giá quanh mức 5.000 đồng/cổ phiếu vẫn chưa thoát được kể từ tháng 8 năm ngoái cùng đáy thiết lập gần 4.000 đồng hồi tháng 11/2016. Sự tăng trưởng ấn tượng của cổ phiếu SHB có thể được lý giải bởi kỳ vọng của nhà đầu tư vào những tương lai tươi sáng hơn của NH này khi con số lợi nhuận đã chạm tới nghìn tỷ đã trong năm 2016. Song những nhà đầu tư còn hi vọng nhiều vào những “pha cứu giá” với lượng lớn cổ phiếu dự định mua của cổ đông nội bộ sẽ đẩy cổ phiếu này thoát khỏi “vùng chết”.
NHTMCP Á Châu (ACB) cũng là một điển hình của sự phục hồi lòng tin cho mức tăng cổ phiếu. Từ đầu năm tới nay cổ phiếu này đã tăng khoảng 35% giá trị, từ mức 18.500 đồng lên quanh 25.000 đồng. Cácchuyên gia phân tích thị trường chứng khoán cho rằng đó là nhờ những kỳ vọng vào kết quả kinh doanh và tình hình ngày càng ổn định của NH này. ACB được cho là đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau “sự cố bầu Kiên” hồi 2012. ACB cũng đã đưa ra tuyên bố sẽ dứt điểm khoản dư nợ tới hơn 6.000 tỷ liên quan nhóm bầu Kiên ngay trong năm 2017, thay vì năm 2018 như dự kiến ban đầu.
Các cổ phiếu của các NHTM có phần vốn của Nhà nước vốn dĩ đã có giá giao dịch cao, ổn định với biên độ tăng giảm ít đột biến, nhưng với những thông tin hoạt động tăng trưởng tốt và nhân sự cao cấp ổn định trước ký ĐHCĐ cũng tăng trưởng nhiều hơn so với mức tăng chung của thị trường từ đầu năm tới nay như BID của BIDV, CTG của VietinBank.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá hơn 30%, thậm chí 50% từ đầu năm tới nay, gấp 3-5 lần mức tăng chung của toàn thị trường.
Nếu so với mặt bằng giá chung trên thị trường, giá cổ phiếu của nhiều NH vẫn đang ở mức khá rẻ khi chỉ dao động từ mức 10.000 – 20.000 đồng. Giá quá thấp sẽ là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đặt lòng tin và đổ vốn đầu tư vào các cổ phiếu NH khi họ có đủ niềm tin cho sự ổn định về lợi tức và giá trị tăng nhanh của khoản đầu tư.