Thứ 5, 10/04/2025, 12:30 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Các ngân hàng không công nhận giá trị tiền ảo

Các ngân hàng không công nhận giá trị tiền ảo
(Tieudung.vn) - Dự thảo Nghị định về tiền ảo do Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng, dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 12/2017 và dự thảo Nghị định về tài sản ảo sẽ hoàn tất vào tháng 3/2018.

Các ngân hàng không công nhận giá trị tiền ảo
Cần phải có những biện pháp quản lý giao dịch tiền ảo để tránh hệ lụy phát sinh.

Trong đó, Chính phủ cho rằng cần phải có những biện pháp quản lý giao dịch tiền ảo để tránh hệ lụy phát sinh. Còn theo Ngân hàng Nhà nước, tiền ảo được xem xét quản lý dưới 3 góc độ: Tiền tệ, phương tiện thanh toán; tài sản ảo; hàng hóa (khi được đưa vào giao dịch trao đổi, chuyển nhượng, mua, bán...). Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia tại TP Hồ Chí Minh.

Chuyên gia Hồ Trọng Lai - Công ty và đầu tư Waterstone Capital Partners LLC (USA) cho hay, nên gọi là tiền mã hóa (hay mật mã) đúng hơn là tiền ảo để tránh ngộ nhận. Ngoài ra, giao dịch loại tiền này đúng là ẩn danh hay bút danh (pseudonymous) chứ không phải vô danh (anonymous) do vậy vẫn có dấu vết. Khi giao dịch Bitcoin, bút danh chính là địa chỉ để nhận được Bitcoin và được lưu trữ mãi mãi trong blockchain.

Theo phân tích của chuyên gia Hồ Trọng Lai, không phải các giao dịch tiền mã hóa không có vết, vì thế vẫn có thể quản lý. Blockchain là một dạng sổ cái mở và lưu trữ phân tán, các giao dịch được bảo vệ và không ai có thể tác động. Vấn đề là trình độ, công cụ mà các cơ quan chức năng sẽ dùng như thế nào để có thể quản lý.

Về phía các ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank cho rằng, dù hai nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ và Trung Quốc không công nhận tiền ảo; tuy nhiên, xu hướng tạo và sử dụng tiền ảo đang phát triển rất nhanh ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã ra thông báo là không công nhận tiền ảo, không chấp nhận tính hợp pháp của tiền ảo và Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định về tiền ảo dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 12/2017 và dự thảo Nghị định về tài sản ảo sẽ hoàn tất vào tháng 3/2018.

"Thực tế hiện nay, các Chính phủ trên toàn thế giới đang giữ vai trò in tiền, nếu mất đi đặc quyền này, chiến lược phát triển kinh tế quốc gia sẽ bị ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến tiền tệ. Mặt khác, tiền ảo có thể giao dịch xuyên biên giới không bị ảnh hưởng bởi các cơ chế quản lý giao dịch ngoại tệ của các quốc gia, cũng như thông lệ quốc tế và khuôn khổ pháp lý hiện hành", ông Nguyễn Thanh Bình cho biết thêm.

Đồng quan điểm, ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín - Sacombank cho hay, về phía các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có ý định xem tiền ảo là một giá trị để giao dịch.

Do đó, đối với vấn đề "tiền ảo", Nhà nước và cộng đồng cần nghiên cứu chú trọng về sự ảnh hưởng, tác động của tiền ảo đối với thị trường tiền tệ, cấp thiết phải có các công cụ để phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời, đảm bảo tính an toàn cho thị trường tiền tệ.

Ghi nhận tại thị trường TP Hồ Chí Minh, giới kinh doanh chào bán và tư vấn người dân tham gia mua tiền ảo với nhiều phương thức siêu lợi nhuận và rất nhiều lợi ích để "chiêu dụ".

Chị P.A.V, cư ngụ tại quận 7, cho biết, giới kinh doanh tiền ảo đã chào mời chị là thay vì dùng 1,2 tỷ đồng tiền mặt mua một chiếc , thì dùng 600 triệu đồng tiền mặt chuyển hóa thành tiền ảo và dùng số lượng tiền ảo này để chuyển khoản trả tiền mua ô tô. Như vậy, sẽ tiết kiệm được 50% số tiền mua ô tô, đồng thời cho thấy giá trị "tiền ảo" hiện nay trên thị trường rất cao và hấp dẫn.

Ngoài ra, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, cũng xuất hiện một số địa điểm vui chơi, và kinh doanh chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo. Tuy nhiên, hầu hết những người sử dụng tiền ảo thường là những đối tượng có kiến thức về công nghệ thông tin hoặc đã tìm hiểu về tiền ảo trong thời gian dài.

Lý giải nguyên nhân, tiền ảo đang dần được một bộ phận rất nhỏ sử dụng, các chuyên gia nhấn mạnh, tiền là công cụ để hỗ trợ lưu thông phân phối, không được công nhận là phương tiện thanh toán thì phạm vi sử dụng sẽ bị hạn chế và chỉ dùng trong những khu vực được chấp nhận hoặc chỉ để đầu tư.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nếu một khi tiền ảo không được pháp luật thừa nhận thì rủi ro rất cao vì sẽ không có ai phân xử khi có tranh chấp. Ngoài ra, do chỉ là kênh để đầu tư thì sẽ mang nhiều rủi ro như chứng khoán vì phụ thuộc vào cung - cầu thị trường, tin đồn… là những yếu tố rất khó đoán và hay thay đổi bất ngờ.

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 10/4/2025: USD ngân hàng tiếp đà tăng nóng
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 10/4/2025, USD tiếp tục đà tăng nóng trên thị trường ngân hàng, lên đỉnh...
 
Giá vàng ngày 10/4/2025: Vàng trong nước tăng vọt trở lại, sắp lập kỷ lục mới
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 10/4/2025, vàng trong nước tăng mạnh, với mức tăng mạnh nhất lên tới 2 triệu...
 
VN-Index thủng mốc 1.100, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường
(Tieudung.vn) Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chìm trong sắc đỏ khi VN-Index giảm tổng cộng 223...

Giá - Sản phẩm

Giá heo ngày 10/4/2025: Tăng nhẹ tại miền Trung và miền Nam
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 10/4/2025, tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại miền Trung, miền Nam, trong khi miền Bắc...
 
Giá nông sản ngày 10/4/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp đà giảm
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 10/4/2025, cà phê tiếp đà giảm, mức giảm 2.000 đồng/kg so với phiên giao...
 
Giá nông sản ngày 9/4/2025: Cà phê cùng hồ tiêu bất ngờ lao dốc
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 9/4/2025, cà phê  lao dốc, giảm mạnh so với phiên giao dịch hôm qua,...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.45561 sec| 850.672 kb