Thứ 6, 04/07/2025, 09:25 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

"Bão" giá gas, xăng, nhà hàng, quán ăn chật vật duy trì kinh doanh

"Bão" giá gas, xăng, nhà hàng, quán ăn chật vật duy trì kinh doanh
(Tieudung.vn) - Trước "cơn bão" giá xăng dầu, giá gas, các cửa hàng kinh doanh ăn uống buộc phải lên phương án tăng giá hoặc giảm bớt khẩu phần để duy trì hoạt động kinh doanh

Chi phí đội lên cao

Từ ngày 1/3, giá gas bán lẻ tăng 3.500 đồng/kg, tương ứng mức tăng 42.000 đồng mỗi bình 12kg, theo đó giá gas bán lẻ tối đa đến tay người không vượt quá 524.500 đồng/bình 12kg, 1.965.000 đồng/bình 45kg, 2.184.500 đồng/bình 50kg... Cùng ngày, Liên bộ Công Thương-Tài Chính cũng tăng giá bán lẻ xăng dầu thêm gần 600 đồng/lít, đưa giá xăng RON95-III lên mức 26.834 đồng/lít.

"Bão" giá gas, xăng, nhà hàng, quán ăn chật vật duy trì kinh doanh

Các quán ăn lao đao sau cơn bão xăng, gas tăng giá

Việc xăng, gas đồng loạt tăng giá đã khiến các chủ kinh doanh ăn uống lao đao bởi chi phí nhà hàng đội lên cao. Anh Sơn - chủ kinh doanh quán phở Cồ Sơn trên đường Đặng Văn Ngữ (quận Đống Đa) , trung bình mỗi tháng quán sử dụng khoảng 5-6 bình gas loại 12kg. “Tháng 1/2022,  tôi mua mỗi bình gas loại 12kg chỉ khoảng 430.000 đồng, nay phải mua với giá 502.000 đồng/bình, mỗi bình gas này đã tăng thêm khoảng hơn 70.000 đồng, kéo theo chi phí mua gas 1 tháng lên gần 4 triệu đồng/tháng”- anh Sơn than thở.

Tương tự, quản lý nhà hàng Bếp hàng xóm trên phố Ngọc Khánh (quận Ba Đình) cho biết,  hầu hết các cửa hàng kinh doanh ăn uống đều sử dụng bếp gas. Vì vậy khi giá gas tăng mạnh lên mức hơn 500.000 đồng/bình 12kg và 1,9 triệu đồng/bình 45kg khiến hoạt động kinh doanh gặp khó khăn.

"Bão" giá gas, xăng, nhà hàng, quán ăn chật vật duy trì kinh doanh

Quán phở trên phố Đặng Văn Ngữ tăng giá sau khi gas,xăng tăng giá

Nhiều chủ kinh doanh quán ăn cho biết, việc xăng dầu, gas đồng loạt tăng giá đã kéo theo nhiều mặt hàng , rau xanh tăng tương ứng. Khảo sát thực tế tại các chợ truyền thống, ngày 2/3, mặc dù hàng hóa dồi dào, nhưng giá bán đều tăng mạnh. Cụ thể, giá rau xanh tăng gấp 2-3 lần so với thời điểm Tết Nguyên đán. Cải thảo từ 8.000 đồng/kg lên 14.000 đồng/kg, cải canh từ 5.000 đồng/mớ lên 8.000 đồng/mớ, xà lách từ 12.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg, rau ngót từ 6.000 đồng/mớ lên 10.000 đồng/mớ, bắp cải từ 7.000 - 8.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg, rau muống từ 10.000 đồng lên 25.000 đồng/mớ, bí xanh 12.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg... Các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản cũng đều tăng lên như: cá chép giòn có giá khoảng 200.000 - 220.000 đồng/kg, cá lăng khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, cá song có giá 280.000-300.000 đồng/kg, thịt lợn khoảng 150.000-170.000 đồng/kg, thịt bò có giá 250.000-370.000 đồng/kg, thịt gà dao động từ 130.000 đồng/kg tới 150.000 đồng/kg...

Chật vật giữ giá

Việc xăng dầu, gas và thực phẩm tăng giá đã khiến một số cửa hàng kinh doanh hàng bún, cháo, phở... điều chỉnh giá bán tăng lên từ 5000 đồng đến 10.000 đồng/bát để bù vào chi phí đầu vào tăng cao. Đơn cử, tại cửa hàng phở Sơn trên phố Đặng Văn Ngữ, trước đây giá 30.000 đồng/bát, nay đã tăng lên 35.000 đồng/bát, hoặc  bún riêu tóp mỡ Hương béo trên phố Trần Xuân Soạn trước có giá 30.000 đồng/bát, nay tăng lên 40.000 đồng/bát.

Chị Phương - chủ cửa hàng Bún bò Huế trên phố Xã Đàn chia sẻ, hiện đa phần kinh tế của người dân đều khó khăn nên việc hàng ăn tăng giá trong thời điểm này là điều rất áy náy. Nhưng nếu không điều chỉnh lại giá bán, rất khó có lãi, thậm chí có thể lỗ vì mọi nguyên liệu đầu vào đều tăng giá. Theo chủ các cửa hàng dịch vụ ăn uống có hai cách để giảm bớt gánh nặng vật giá leo thang. Thứ nhất là tăng giá bán để giữ nguyên chất lượng. Thứ hai là giảm bớt nguyên liệu và giữ nguyên giá bán. “Hầu hết các cửa hàng sẽ lựa chọn tăng giá, thay vì rút đi nguyên liệu bởi nếu lựa chọn theo cách thứ hai, người sành ăn tinh ý nhận ra, dễ bị mất khách”- chị Phương nói rõ.

Tuy nhiên, không phải mọi cửa hàng kinh doanh ăn uống đều tăng giá, anh Nguyễn Văn Tài - kinh doanh nhà hàng tái dê trên phố Thái Hà chia sẻ, nhà hàng đa số phục vụ lượng khách quen, tuy nhiên dịch Covid-19 khiến khách hàng hạn chế chi tiêu, mua sắm nên nhà hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ nguyên giá bán. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu giá xăng, gas tiếp tục tăng cao, nhà hàng sẽ tính đến việc tăng giá bán để duy trì kinh doanh. “Trước mắt để giữ khách, nhà hàng không thay đổi giá bán, khẩu phần ăn, nhưng sẽ chỉ miễn 50% phí ship cho khách hàng, qua đó bù lại một phần chi phí”- anh Tài cho biết.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 4/7/2025: USD tiếp tục bật tăng
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 4/7/2025, USD tăng giá so với loạt đồng tiền chủ chốt, sau khi dữ...
 
Giá vàng ngày 4/7/2025: SJC bật tăng, vượt mốc 121 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 4/7/2025, SJC và nhẫn trơn tăng 600 nghìn đến 1 triệu đồng mỗi lượng, vượt...
 
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế
(Tieudung.vn) Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 4/7/2025: Hồ tiêu đảo chiều giảm mạnh
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 4/7/2025, cà phê giảm nhẹ, đang ở mức trung bình 95.200 đồng/kg, giảm -300...
 
Giá heo hơi ngày 4/7/2025: Tiếp tục giảm sâu tại miền Trung và miền Nam
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 4/7/2025, tiếp tục giảm sâu tại nhiều tỉnh khu vực miền Trung – Tây...
 
Giá xăng dầu giảm mạnh, RON95 xuống dưới mốc 20.000 đồng/lít
(Tieudung.vn) Liên Bộ Công thương Tài chính vừa công bố giá bán lẻ xăng dầu, áp dụng từ...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.66108 sec| 840.352 kb