Da của bạn thuộc làn da nhạy cảm…nhưng là loại nào?
Da nhạy cảm rất dễ bị tổn thương nếu chăm sóc không đúng.
Không chỉ có một mà có rất nhiều loại da nhạy cảm. Một khi bạn đã biết da nhạy cảm là gì thì bạn sẽ phải cần biết bạn thuộc loại da nhạy cảm nào để hiểu về làn da của mình và thích nghi với quy trình chăm sóc da mới.
Công cụ tương tác Sensitest là một cách nhanh chóng và dễ dàng để biết được bạn thuộc loại da nhạy cảm nào - hãy hỏi bác sĩ da liễu của bạn về công cụ này.
Sensitest sử dụng một loạt các câu hỏi đơn giản để xác định sự nhạy cảm của bạn thuộc trong những cấp độ nào sau đây:
Nhạy cảm: dễ bị phản ứng khi môi trường thay đổi hoặc sử dụng mỹ phẩm.
Dễ bị mẩn đỏ: da mặt bị mẩn đỏ khi ăn một số loại thực phẩm nhất định, khi uống đồ uống có cồn hoặc khi môi trường thay đổi.
Dễ kích ứng: thường xuyên phản ứng với cả sản phẩm chăm sóc da và những nhân tố bên ngoài.
Viêm da cơ địa: thường bị các bệnh như viêm da eczema.
Dị ứng: phản ứng với các dị ứng nguyên trong các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày và trong môi trường.
Tùy vào cấp độ nhạy cảm của da bạn, Sensitest sẽ đưa ra chính xác các sản phẩm chăm sóc hàng ngày phù hợp nhất để đáp ứng nhu cầu cụ thể của làn da.
Thói quen gây hại cho da nhạy cảm
Chọn sai sản phẩm
Bác sĩ Tú cho biết những người có da nhạy cảm không nên chọn sản phẩm chứa cồn, hương thơm, retinoid hoặc axit alpha-hydroxy (AHA). Chúng có thể làm nặng thêm tình trạng kích ứng da, đặc biệt khi sử dụng cùng lúc. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh chọn sản phẩm không phù hợp với loại da. Ví dụ, bạn không nên dùng tinh chất tan trong dầu cho da nhờn và có mụn trứng cá.
Tắm nước quá nóng
Tắm nước quá nóng và trong thời gian dài sẽ làm da mất nước và trở nên khô hơn. Đối với làn da nhạy cảm, chúng sẽ càng khô và dễ bị kích ứng. Vì vậy, bạn chỉ nên tắm nước ấm không quá 10 phút. Sau khi tắm, bạn hãy lau khô bằng cách dùng khăn chạm nhẹ lên da để thấm nước. Sau đó, bạn nên thoa lớp kem dưỡng ẩm không có hương liệu.
Sử dụng sản phẩm giặt tẩy
Bác sĩ Tú cảnh báo chất tạo màu và hương liệu trong các sản phẩm giặt tẩy có thể làm nặng thêm tình trạng da nhạy cảm. Bạn cần chọn các loại sản phẩm không có chất tạo màu, hương liệu, ít gây dị ứng.
Nhãn của các sản phẩm này thường có dòng chữ “hypoallergenic”, “scent-free”, “fragrance-free” hoặc “dye-free”. Nguyên tắc này cũng áp dụng khi chọn sản phẩm xả vải và dung dịch tẩy vết bẩn.
Mặc quần áo mới chưa giặt
Đây là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ giặt quần áo mới trước khi mặc chúng. Với khăn, chăn và ga giường, bạn cũng cần làm tương tự.
Nguyên nhân là các mặt hàng này được làm từ vải cotton và polyester. Chúng thường chứa nhựa formaldehyde để giảm nếp gấp và nấm mốc. Chất này có thể gây hại cho da, tạo ra hiện tượng phát ban, sần đỏ, ngứa ngáy, châm chích… Ngoài ra, lượng thuốc nhuộm còn sót lại cũng có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm.
Không rửa mặt trước khi ngủ
Điều này tương tự việc bạn đánh răng 2 lần/ngày. Việc rửa mặt sạch 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối đều cần thiết. Đi ngủ khi chưa tẩy trang có thể gây kích ứng làm da bỏng rát, ngứa ngáy, nổi mụn trứng cá. Những người có làn da nhạy cảm nên chọn sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có hương liệu.