Thứ 7, 20/04/2024, 21:13 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Mẹ mắc bệnh này thì không nên cho con bú

Mẹ mắc bệnh này thì không nên cho con bú
(Tieudung.vn) - Nếu mẹ mắc những bệnh dưới đây thì nên dừng ngay việc cho con bú nhé.

Bệnh do  

Mẹ mắc bệnh này thì không nên cho con bú

Nhiều trường hợp mẹ cần dừng cho con bú để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nguồn ảnh: Internet 

Trong có sự hiện diện của các virus Ebola khi mẹ đang nhiễm bệnh này. Do đó, nếu cho trẻ bú khi mẹ đang nhiễm virus này sẽ làm lây truyền virus này cho trẻ sơ sinh.

Nhiễm virus herpes simplex 

Nếu người mẹ có các tổn thương da herpes simplex trên vú thì nên tránh cho con bú đến khi các tổn thương này được điều trị tận gốc. Điều này là do virus herpes simplex có thể truyền sang trẻ sơ sinh trong thời kỳ bú mẹ và làm tăng nguy cơ tử vong và nhiễm bệnh của trẻ. 

Nhiễm trùng huyết 

Nhiễm trùng huyết là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, có thể đe dọa tính mạng do cơ thể phản ứng mạnh với nhiễm trùng. Nhiễm trùng huyết có thể gây ra các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, đau bụng dưới, khó thở, đau cơ và thậm chí tử vong. Do đó, người mẹ đang mắc bệnh nhiễm trùng huyết nên tránh cho con bú.

Mẹ bị nhiễm HIV

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) từng khuyến cáo người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú vì HIV có thể truyền sang cho con qua sữa khi cho bú. Bác sĩ Nguyệt cho biết mẹ nhiễm HIV nên chọn loại thay thế cho con là sữa bột công thức phù hợp độ tuổi, đặc biệt không được thay thế bằng các loại sữa hạt, nước hoa quả hoặc cháo hay bột vì giá trị dinh dưỡng không giống sữa, đặc biệt trong 6 tháng đầu khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm này. Nuôi ăn bằng sữa công thức thay thế sữa mẹ là một biện pháp có hiệu quả giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV cho con.

Mẹ bị phổi tiến triển

Mẹ lao phổi trong giai đoạn này nhất thiết cho bé ngưng sữa mẹ, đồng thời cũng nên cách ly, không nên chăm sóc bé vì dễ lây bệnh cho bé và khiến bản thân người mẹ suy kiệt thêm. Mẹ cần điều trị triệt để bệnh lao phổi trước khi quyết định cho con bú và chăm con trở lại, bác sĩ Nguyệt cho hay.

Mẹ bị ung thư

Mẹ đang bị ung thư và trong quá trình chẩn đoán, điều trị bằng thuốc, xạ trị, hóa trị cũng phải gác lại nghĩa vụ thiêng liêng là cho con bú. Vì theo bác sĩ Nguyệt, trong quá trình chẩn đoán bệnh có một số xét nghiệm để xác định bệnh có thể cần các thuốc cản quang hoặc một số thuốc điều trị ung thư có thể truyền qua sữa mẹ nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa ung bướu nếu bà mẹ đang cho con bú phát hiện bị ung thư để có liệu trình điều trị phù hợp cũng như quyết định việc có bằng sữa mẹ tiếp tục hay không.

Các trường hợp không nên cho con bú mẹ do các yếu tố từ trẻ

Một số trẻ sơ sinh cũng gặp các vấn đề khiến việc bú mẹ trở nên khó khăn hoặc dễ gặp phải các vấn đề phát sinh. Cha mẹ nên tham khảo việc không cho con bú trong các trường hợp:

Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch. Trường hợp trẻ chỉ bị hở môi thì vẫn có thể nhờ các thiết bị miệng đặc biệt để bú mẹ. Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để quyết định có nên cho trẻ bú mẹ hay không. Nếu không có thể vắt sữa hoặc pha sữa bột rồi đút thìa cho trẻ cho đến khi trẻ được phẫu thuật thì có thể cho trẻ bú mẹ bình thường.

Cơ thể trẻ không dung nạp lactose, không tiêu hóa được sữa mẹ hoặc trẻ bị rối loạn trao đổi chất. Trường hợp này trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng bằng các loại sữa công thức không chứa phenylalanine. Thỉnh thoảng mẹ có thể đan xen cho bé bú hoặc đút thìa sẽ mẹ để trẻ có nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi nồng độ máu và kiểm soát lượng sữa của trẻ một cách cẩn thận.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.67287 sec| 786.477 kb