Các loại rau xanh
Rau xanh là nguồn thực phẩm tốt cho sức của tất cả mọi người. Các loại rau lá xanh không chỉ nổi tiếng với hàm lượng axit folic dồi dào mà còn cung cấp nguồn kali phong phú. Bổ sung kali cho cơ thể sẽ giúp thận đẩy nhanh quá trình đào thải muối trong nước tiểu, từ đó giúp huyết áp giảm.
Một số loại ra lá xanh có hàm lượng kali cao bao gồm: rau diếp, cải xoăn, rau chân vịt, cải cầu vồng, cải búp…
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Trái cây
Với hoa quả, người cao huyết áp có thể ăn trực tiếp hoặc xay thành nước đều được. Tuy nhiên, tốt nhất người bệnh vẫn nên ăn tươi vì chế biến dạng nước ép sẽ mất đi lượng lớn chất xơ hòa tan tốt cho tiêu hóa.
Các loại hoa quả tốt cho người tăng huyết áp bao gồm chuối, táo, bưởi, nho, xoài, bơ, dưa hấu… Chúng đều chứa lượng lớn kali, vitamin C giúp giảm áp lực trong thành mạch và giảm huyết áp.
Sữa tách béo và sữa chua
2 nhân tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người cao huyết áp là canxi và những thực phẩm ít chất béo. Vì thế, sữa chua và sữa tách béo chính là lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh cao huyết áp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bổ sung một phần sữa chua mỗi ngày có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Các loại hạt
Các loại hạt không chỉ cung cấp kali cho cơ thể mà các loại hạt còn chứa magiê và nhiều khoáng chất khác cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối. Bạn có thể bổ sung một số loại hạt sau vào bữa ăn nhẹ: hạt hướng dương, hạt dẻ, quả óc chó, hạt bí…
Yến mạch
Yến mạch là món ăn giàu chất xơ và hàm lượng chất béo cũng như natri thấp nên rất có lợi cho người bệnh cao huyết áp. Chính vì thế, người bệnh cao huyết áp có thể yên tâm sử dụng. Đây là thực phẩm giúp bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể, nên bạn có thể sử dụng chúng vào buổi sáng.
Cá béo
Các loại cá béo như: cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 và là một nguồn protein nạc tuyệt vời. Các loại cá béo có thể hạ huyết áp, giảm viêm, giảm nồng độ triglyceride “xấu” trong máu. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng hạ huyết áp.
Tỏi và các loại gia vị thảo mộc
Tỏi chứa nitric oxide thúc đẩy giãn mạch, mở rộng các động mạch giúp giảm huyết áp. Sử dụng các loại gia vị thảo mộc khi chế biến thức ăn có thể giúp bạn cắt giảm bớt lượng muối không cần thiết.
Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa polyphenol, là các hợp chất chống viêm có thể giúp làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Mỹ cho thấy, khi kết hợp các loại chất béo chưa bão hòa chứa nhiều trong dầu ô liu và các loại rau tươi có thể tạo ra một loại axit béo giúp hạ huyết áp.
Chocolate đen
Chocolate đen chứa hơn 60% chất ca cao rắn và ít đường hơn chocolate thông thường. Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy bổ sung 100g chocolate đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bạn có thể thêm chocolate đen vào sữa chua hoặc ăn chocolate cùng với trái cây như dâu tây, quả việt quất hoặc quả mâm xôi như một món tráng miệng lành mạnh.
Người huyết áp cao không nên ăn gì?
Huyết áp cao là một trong những bệnh cần phải kiêng nhiều loại thực phẩm, cụ thể:
- Đồ ăn chứa nhiều muối: Khi ăn quá nhiều muối, não bộ sẽ nhận được tín hiệu là bạn đang “khát”, do đó điều tiết thể dịch trong cơ thể nhiều hơn bình thường. Nước bị tích trong lòng mạch làm cho thể tích máu tăng lên, quá trình lưu thông gặp khó khăn vì áp lực lên thành mạch quá lớn, hậu quả cuối cùng càng làm tăng huyết áp. Do vậy, người cao huyết áp nên ăn nhạt và hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều muối ví dụ như: đồ ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, nước sốt và dầu giấm, chocolate nóng, phomai,…
- Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ: Đặc biệt là đồ chiên, rán, mỡ động vật… có chứa nhiều cholesterol và axit béo bão hòa. Khi sử dụng quá nhiều các thực phẩm này sẽ khiến lượng cholesterol cao quá mức cần thiết, gây mỡ máu cao, khiến lòng mạch bị xơ cứng, làm tăng áp lực lên thành mạch, huyết áp từ đó sẽ tăng lên.
- Các món ăn từ thịt bò, thịt chó, thịt bê…: Các loại thịt đỏ được khuyên là không nên dùng chế biến món ăn cho người cao huyết áp, bởi hàm lượng dinh dưỡng quá cao trong các loại thịt này sẽ các tác dụng ngược, gây rối loạn mỡ máu, thúc đẩy làm tình trạng bệnh nặng hơn.
- Đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt có gas: Cồn trong rượu, bia là chất kích thích kiến cho tinh thần sảng khoái, hưng phấn. Nhưng kết quả của sự hưng phấn này là tim đập nhanh, máu bơm đi liên tục làm tăng huyết áp. Trà đặc cũng có tác động tương tự, còn khiến cho người bệnh mất ngủ, tâm lý bất an. Nước ngọt khiến cơ thể nhanh khát và uống nhiều, làm cho cơ thể dễ béo nên nước ngọt không tốt cho bệnh nhân huyết áp cao.