Anh Đặng Hữu Tài (38 tuổi, nhà đầu tư sinh sống tại quận Hoàng Mai) thông tin, năm 2022, do có nguồn tiền nhàn rỗi nên anh đã xuống tiền mua 60m2 đất nền ở huyện Thạch Thất với giá 1,5 tỷ đồng.
Khi đó, chủ đất cam kết lô đất có pháp lý rõ ràng, anh Tài đã vội vàng chốt mua, coi đây là cơ hội đầu tư lâu dài. Tuy nhiên đến nay lô đất vẫn chưa thể tách thửa, làm sổ đỏ vì vướng tranh chấp, rao bán cũng không ai hỏi mua.
Nhiều cơ hội phát triển cho nhà trường
Thưa ông, Luật Thủ đô năm 2024 đã tạo điều kiện như thế nào cho các cơ sở GDNN trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao?
- Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã tạo điều kiện thuận lợi và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các cơ chế và chính sách. Đó là, TP Hà Nội đã ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2025 – 2030, định hướng đến năm 2035”, trong đó Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội là một trong những đơn vị trọng điểm được đầu tư phát triển theo hướng chuẩn hóa và hội nhập quốc tế.
Đồng thời, nhà trường đã được TP Hà Nội phê duyệt và xây dựng cơ sở 2 tại Phùng Khoang và có đề án đầu tư cơ sở 3 tại Đông Anh với quy mô gần 8,77ha. Các dự án này hướng tới hình thành một trường nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế, có năng lực đào tạo các ngành công nghệ cao. Nhà trường được TP đầu tư các ngành kỹ thuật – công nghệ chủ lực như Công nghệ ô tô, Cơ khí, Điện – Điện tử, Cơ điện tử, Tự động hóa, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các DN lớn và khu công nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội.
Giờ học thực hành nghề Công nghệ ô tô của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Trần Oanh
Theo định hướng của TP Hà Nội và nhu cầu thị trường, nhà trường đã được phép mở thêm các mã ngành mới như Du lịch lữ hành, Kỹ thuật chế biến món ăn, Chăm sóc sắc đẹp… nhằm đa dạng hóa chương trình đào tạo và phục vụ phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Với chính sách hỗ trợ từ TP và Luật Thủ đô năm 2024, nhà trường đã và đang mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...) để triển khai các chương trình đào tạo song bằng, trao đổi giảng viên – sinh viên, chuyển giao chương trình đào tạo, công nghệ tiên tiến, như ngành Công nghệ bán dẫn nhà trường đang hợp tác đào tạo với phía Đài Loan.
Hiện nay, nhà trường liên kết với bao nhiêu trường ở nước ngoài để hợp tác đào tạo những ngành nghề gì?
- Hiện nay, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác với khoảng 30 cơ sở giáo dục và DN quốc tế, chủ yếu đến từ CHLB Đức, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các nội dung hợp tác tập trung vào: đào tạo nhân lực cho ngành Công nghệ bán dẫn, Điện tử công nghiệp, Công nghệ cơ khí, Ô tô và tự động hóa; phát triển kỹ năng ngôn ngữ và năng lực hội nhập quốc tế cho sinh viên; tổ chức thực tập và học tập tại nước ngoài (thời gian từ 15 ngày đến dưới 1 năm), có công nhận tín chỉ song phương.
Cùng với đó, nhà trường thực hiện đào tạo liên thông. Theo đó, sinh viên học 2 năm tại Việt Nam và 2 năm tại nước ngoài (có học bổng và hỗ trợ từ DN), được cấp bằng đại học quốc tế. Nhà trường phát triển chương trình đào tạo song bằng (3 năm, cấp 2 bằng) đang triển khai cùng Trường Đại học Khoa học kỹ thuật Nam Ninh – Trung Quốc cho ngành Điện tử công nghiệp; chuyển giao công nghệ, trao đổi giảng viên và học thuật với các đối tác quốc tế. Mô hình hợp tác này không chỉ giúp sinh viên tiếp cận môi trường đào tạo quốc tế mà còn tăng cơ hội việc làm trong và ngoài nước, đặc biệt trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Những chuyển biến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Khi hợp tác với DN và các trường nước ngoài thì chất lượng đào tạo được nâng lên thế nào, sinh viên tốt nghiệp ra trường có mức thu nhập ra sao, thưa ông?
- Chất lượng đào tạo trong GDNN phụ thuộc vào ba yếu tố then chốt: định hướng chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội; năng lực quản trị và tổ chức đào tạo của nhà trường; cùng với ý thức học tập của người học phù hợp với yêu cầu thị trường lao động. Nhà trường đặc biệt coi trọng vai trò của DN trong quá trình đào tạo. DN tham gia từ khâu khảo sát nhu cầu, thiết kế chương trình đến tổ chức thực tập và tuyển dụng. Mô hình đào tạo gắn với DN giúp sinh viên học trong môi trường mô phỏng thực tế, rèn luyện kỹ năng nghề, công nghệ thông tin, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp. 100% sinh viên tốt nghiệp đáp ứng đầy đủ tiêu chí đầu ra và sẵn sàng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Về mức thu nhập, ngay từ khi thực tập tại DN, sinh viên được hỗ trợ tài chính đáng kể, đặc biệt với ngành Công nghệ ô tô, mức hỗ trợ có thể lên tới 17 - 18 triệu đồng/tháng; sau tốt nghiệp có thể đạt thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng.
Định hướng sắp tới của nhà trường là mở rộng hợp tác với các DN quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao như tự động hóa, bán dẫn, cơ khí chính xác… nhằm chuyển giao công nghệ, cập nhật kỹ năng nghề hiện đại và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn toàn cầu. Đây là bước đi chiến lược để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ quá trình chuyển đổi số, hội nhập quốc tế.
Như vậy, sau 4 tháng triển khai thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 thì nhà trường đã cho thấy sự thay đổi như thế nào trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thưa ông?
- Sau hơn 4 tháng triển khai thực hiện, Luật Thủ đô năm 2024 đã bước đầu tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trước hết, Luật đã thiết lập hành lang pháp lý rõ ràng, ổn định và khuyến khích phát triển GDNN, đặc biệt thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi để TP Hà Nội tăng cường đầu tư có trọng điểm cho các cơ sở GDNN, bao gồm cả về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và nguồn lực con người. Đồng thời, Luật Thủ đô năm 2024 cũng mở rộng không gian chính sách khi khuyến khích sự tham gia công bằng giữa các cơ sở GDNN công lập và ngoài công lập trong đào tạo nghề, xóa bỏ rào cản, tạo điều kiện để khu vực tư nhân đồng hành trong phát triển nhân lực.
Bên cạnh đó, việc nâng cao chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, cùng với định hướng rõ ràng của TP đã tạo niềm tin và động lực cho đội ngũ giáo viên, đồng thời thay đổi nhận thức xã hội về GDNN. Phụ huynh và người học ngày càng nhìn nhận nghề nghiệp là con đường phát triển thực chất, có giá trị, phù hợp với xu thế thị trường lao động hiện đại.
Tóm lại, Luật Thủ đô năm 2024 đã tạo tiền đề vững chắc về mặt thể chế và chính sách cho sự đổi mới toàn diện GDNN tại Hà Nội, từ đó góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.
Xin cảm ơn ông!
Để thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo như yêu cầu trong Luật Thủ đô năm 2024 quy định, nhà trường đang đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp. Thứ nhất là nhà trường tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, nhà xưởng, cảnh quan sư phạm, vật tư thực tập cho người học. Thứ hai, nhà trường tiếp tục nâng cao trình độ của cán bộ, giảng viên bằng hoạt động tăng cường nghiên cứu khoa học, cử giảng viên đi học tập tại DN. Tiếp đó là nhà trường tăng cường đẩy mạnh hợp tác với DN để cùng nhau xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo thực chất, đào tạo theo đơn đặt hàng của DN. Cùng với đó là nhà trường đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình |