Bài văn khấn thay bàn thờ mới
Dưới đây là bài văn khấn thay bàn thờ mà gia chủ có thể tham khảo khi thực hiện nghi lễ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con con là... ngụ tại…
Con làm lễ bốc bát hương mới, mục đích con xin cầu…, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ thay bàn thờ mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Các việc cần làm khi thay bàn thờ mới
Thay bàn thờ mới là một việc hết sức tâm linh, có thể ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình vì thế cần tìm hiểu những việc cần làm khi thay bàn thờ mới để mọi việc suôn sẻ, thuận lợi hơn. Dưới đây là những việc cần làm khi gia chủ muốn thay bàn thờ mới.
Lễ vật cần chuẩn bị khi thay bàn thờ mới
Để quá trình thay bàn thờ diễn ra suôn sẻ và đúng nghi thức, gia đình cần thực hiện các bước chuẩn bị cần thiết. Theo quan niệm phong thủy, việc này nên được thực hiện vào ngày và giờ tốt để đem lại may mắn cho gia đình. Các gia chủ có thể tìm kiếm sự tư vấn từ các thầy phong thủy hoặc dựa vào lịch vạn niên để chọn ngày hoàng đạo, tránh các ngày xấu như Tam nương, Nguyệt kỵ hay Thọ tử.
Vị trí đặt bàn thờ có ảnh hưởng đến sự hài hòa và cân bằng năng lượng trong nhà. Bàn thờ nên được đặt ở nơi yên tĩnh, trang nghiêm, tránh các khu vực có nhiều hoạt động hoặc gần nhà vệ sinh. Ngoài ra, cần tránh để bàn thờ đối diện trực tiếp với cửa ra vào, điều này được xem là không tốt trong phong thủy.
Trên thị trường, có nhiều loại bàn thờ với chất liệu và kiểu dáng khác nhau. Bạn nên chọn bàn thờ phù hợp với không gian và phong cách nội thất của ngôi nhà. Chất liệu gỗ là lựa chọn phổ biến bởi tính chất bền và vẻ đẹp tự nhiên của nó.
Đồ lễ cần chuẩn bị kỹ trong thủ tục thay bàn thờ mới chính là:
Một đĩa xôi và một con gà trống luộc. (Có nhiều địa phương thay bằng thịt lợn luộc)
2 lạng thịt lợn, 5 quả trứng gà sống, …
Trầu cau, rượu trắng.
1 đĩa muối, 1 đĩa gạo.
Hoa tươi.
Quần áo các quan, ngựa trắng, mũ bằng giấy.
Tiền vàng, hương, nến.
Bạn có thể bắt đầu lên đèn hương làm lễ ngay sau khi đã chuẩn bị xong những món đồ cúng trên. Để hoàn thành nghi lễ thay bàn thờ mới một cách chính xác nhất, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các thầy cúng để không phạm phải những điều kiêng kỵ.
Quy trình thay bàn thờ mới
Bàn thờ mới phải được sắp xếp sạch sẽ, cẩn thận. Dưới đây là quy trình thay bàn thờ mới chi tiết, rõ ràng mời quý khách tham khảo:
Bước 1: Bày trí mâm cúng trước bàn thờ.
Bước 2: Thắp hương
Bước 3: Cầu nguyện chân thành
Bước 4: Hóa vàng mã
Bước 5: Chờ hương tàn thì cúng, hạ các vật lễ trên bàn thờ xuống.
Bước 6: Quét bụi và lau dọn bàn thờ và tủ thờ.
Bước 7: Cẩn thận sắp xếp các đồ trên bàn thờ vào hộp và đóng gói chắc chắn.
Bước 8: Chuyển đến nhà mới, sắp xếp lại các vật dụng đặt trên bàn thờ mới.
Bước 9: Làm lễ nhập trạch vào khi nhà mới, mời gia tiên về ở.
Bước 10: Sau khi chuyển bàn thờ xong xuôi cần thắp nhang liên tục trong vòng 1 tuần vì theo quan niệm dân gian là để tổ tiên ông bà quen với nhà mới.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!