Có thể nói, tình trạng ngộ độc thực phẩm luôn rình rập tại bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, khu chế xuất..., nhất là vào mỗi dịp hè, hoặc thời điểm giao mùa nóng nực, oi bức như thế này. Dù đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, kiểm soát ATTP, song vẫn còn đó những khó khăn, bất cập, còn đó những nỗi lo của người tiêu dùng, của công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất về mỗi bữa ăn hàng ngày.
|
Các đại biểu tham gia buổi giao lưu. |
Tham dự buổi Tọa đàm hôm nay, có sự hiện diện của các vị đại biểu, các vị khách quý:
1. Đồng chí Trần Văn Chung – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội
2. Bà Hoàng Thị Minh Thu –Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội
3. Ông Ngô Đình Loát - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Hà Nội.
4. Ông Đỗ Tiến Đản – Trưởng Văn phòng Đại diện Ban quản lý các khu công nghiệp & Chế xuất Hà Nội
5. Ông Võ Việt Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP tập đoàn thực phẩm an toàn Nam Hà Nội
6. Bà Nguyễn Thị Hoàng Mai - Đại diện quản lý Bếp ăn tập thể Công ty TNHH Denso Việt Nam, Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
7. Bà Trần Kiều Hương – Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ ăn uống Ba Sao
8. Bà Hà Linh Chi - Đại diện Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam, Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Phát biểu khai mạc chương trình tọa đàm “Đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể tại các KCN trên địa bàn TP Hà Nội”, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà nêu rõ, việc đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể tại các KCN trên địa bàn Thủ đô đã và đang là một vấn đề nóng được nhiều người quan tâm, trong đó có lãnh đạo TP Hà Nội.
Trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng, từ Sở Y tế và báo Kinh tế & Đô thị đã tham gia tích cực vào việc giải quyết cũng như tuyên truyền về vấn đề đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể tại các KCN trên địa bà Hà Nội.
|
Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền về vấn đề vệ sinh ATTP, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức chương trình tọa đàm “Đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể tại các KCN trên địa bàn TP Hà Nội” tạo cơ hội để các cơ quan chức năng, DN… nêu bật những kết quả đã đạt được trong công tác tuyên truyền, giám sát về vấn đề ATTP bếp ăn tập thể tại các KCN trên địa bàn TP. Bên cạnh đó, tọa đàm cũng mong muốn nhận được chia sẻ của các DN về những khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn tại KCN. Qua đó, thông tin tới người dân về trách nhiệm của ngành y tế, đặc biệt là các DN trong việc cung cấp bữa ăn cho công nhân.
KHÁCH MỜI THAM DỰ
-
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội
Ông Trần Văn Chung
-
Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội
Bà Hoàng Thị Minh Thu
-
Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Hà Nội
Ông Ngô Đình Loát
-
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP tập đoàn thực phẩm an toàn Nam Hà Nội
Ông Võ Việt Dũng
-
Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ ăn uống Ba Sao
Bà Trần Kiều Hương
-
Trưởng Văn phòng Đại diện Ban quản lý các khu công nghiệp & Chế xuất Hà Nội
Ông Đỗ Tiến Đản
-
Đại diện Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam, Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Bà Hà Linh Chi
-
Đại diện quản lý Bếp ăn tập thể Công ty TNHH Denso Việt Nam, Khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Bà Nguyễn Thị Hoàng Mai
Về phía Ban Quản lý các khu công nghiệp & Chế xuất Hà Nội, xin được hỏi Trong thời gian qua Ban Quản lý và Sở Y tế đã thực hiện Quy chế phối hợp như thế nào; việc triển khai kế hoạch của UBND Thành về ATTP, ban Quản lý ra sao?
Trong quá trình thị trường thực phẩm biến động về giá cả, việc đảm bảo chất lượng bếp ăn cho cán bộ công nhân viên tại các khu công nghiệp, chế xuất như thế nào?
Việc tính toán, gia giảm suất ăn cần phải được linh hoạt, việc đệ trình các đề xuất có cơ sở đối với DN nước ngoài cần được tăng cường, dù quy trình vẫn còn phức tạp. Cơ bản là chủ doanh nghiệp cần quan tâm tới đời sống người lao động, có chế độ phù hợp với từng vị trí lao động và có ý thức trong bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Trong thời gian qua Ban Quản lý và Sở Y tế đã thực hiện Quy chế phối hợp như thế nào; việc triển khai kế hoạch của UBND TP về ATTP, Ban Quản lý ra sao?
Ban Quản lý được giao 9 KCN trên 8 quận huyện TP, bao gồm 147.000 lao động trong đó có 1200 lao động nước ngoài. Năm 2015 BQL đã ký với Sở Y Tế quy chế phối hợp và cho đến nay đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chỉ đạo, chế độ báo cáo và thông tin thường xuyên. Hàng năm chúng tôi tổ chức 2 đợt tập huấn về bếp ăn tập thể, ATTP, trong đó đối tượng là các chủ DN, chủ cơ sở đến dự trao đổi thông tin về nghị định, chính sách liên quan.
Các kế hoạch của TP gần đây, ví dụ như kế hoạch 252 của UBND TP Hà Nội, BQL đã có văn bản chỉ đạo các DN bao gồm 3 đối tượng là cơ sở, nhà cung cấp và người lao động. Vào các thời điểm sử dụng nhiều nhiên liệu như cận tết 2018 và tháng 4 vừa qua là tháng hành động về vệ sinh, an toàn lao động, BQL đều có văn bản chỉ đạo DN và báo cáo khi có vấn đề xảy ra.
Thưa bà, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra được bao nhiêu bếp ăn tập thể của các công ty tại khu công nghiệp, chế xuất và cụm công nghiệp? Tình hình thực hiện công tác ATTP tại các bếp ăn tập thể này ra sao?
Những vi phạm chủ yếu trong đợt kiểm tra năm 2018 vừa qua, thứ nhất, cơ sở chưa thực hiện chế độ ghi chép sổ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn hoặc có thực hiện nhưng không đúng quy định. Thứ hai, các cơ sở không có biện pháp ngăn ngừa phòng chống chuột và động vật gây hại. Thứ ba, bếp ăn của cơ sở chưa bố trí, sắp xếp theo nguyên tắc 1 chiều. Thứ tư, cống rãnh nơi chế biến không thông thoát, ứ đọng. Thứ năm, chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân trực tiếp chế biến thực phẩm.
Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua, tại địa điểm của trường đào tạo nhân lực ở Vân Canh, Hoài Đức đã xảy ra tới 2 vụ ngộ độc tập thể sau khi ăn tại bếp ăn tập thể? Phía Chi cục ATVSTP Hà Nội đã xử lý những vi phạm này như thế nào và có các biện pháp gì để siết chặt quản lý ATTP Bếp ăn tập thể?
Từ đầu năm đến nay, Chi cục đã đi kiểm tra 96 bếp ăn tập thể khu công nghiệp, thấy tình hình năm được cải thiện hơn những năm trước. Cụ thể, 100% các cơ sở có địa điểm sạch sẽ, không bị ảnh hưởng bởi nguồn ô nhiễm. 100% có đủ hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, 100% có đủ dụng cụ chứa đựng, chia gắp thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trên 98% cơ sở có số công nhân trực tiếp chế biến thực phẩm được khám sức khỏe và xác nhận kiến thức. Tuy nhiên, vẫn còn 9 cơ sở vi phạm và Chi cục đã xử phạt 49,5 triệu đồng. Bên cạnh đoàn thanh tra của Chi cục, thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng đã kiểm tra 37 bếp ăn tập thể và cũng phạt 5 cơ sở với số tiền 36 triệu đồng.
Ông có thể cho biết thực trạng quản lý ATTP bếp ăn tập thể KCN trên địa bàn hiện nay?
|
Ông Trần Văn Chung phát biểu tại buổi tọa đàm. |
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 65.955 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm với 4.256 bếp ăn tập thể (trong đó có 457 bếp ăn tập thể khu công nghiệp). Trong những năm qua công tác quản lý ATTP các bếp ăn tập thể đã được chú trọng quan tâm đặc biệt, thời gian qua, Sở Y tế đã tham mưu cho TP ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác quản lý ATTP tại các bếp ăn tập thể và thực hiện quy chế phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội trong công tác thanh tra, kiểm tra, tập huấn nâng cao kiến thức ATTP cho các cơ sở, phân công trách nhiệm rõ trong công tác quản lý ATTP bếp ăn tập thể khu công nghiệp.
Tuy nhiên, thời gian qua vẫn xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể mà nguyên nhân chủ yếu do các bệnh truyền qua thực phẩm tại các bếp ăn tập thể do chưa thực hiện các quy định điều kiện bảo đảm về ATTP, đặc biệt nguồn gốc nguyên liệu chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ, nhận thức của người chế biến còn hạn chế.