Dinh dưỡng và ATTP đang là sự quan tâm, mối lo lớn của các bậc phụ huynh cùng như toàn
xã hội hiện nay. Đặc biệt, trong thời gian quan, dù đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, kiểm soát ATTP, song vẫn còn đó những khó khăn, bất cập, còn đó những nỗi lo của người
tiêu dùng.
Ngoài mối lo ATTP, vấn đề dinh dưỡng cũng đang vô cùng cấp thiết hiện nay bởi tình trạng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi cũng như thừa cân béo phì đáng
báo động.
|
Các khách mời chụp ảnh lưu niệm. |
Thực hiện Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 24/12/2018 của UBND TP về Công tác ATTP TP Hà Nội năm 2019; Kế hoạch số 25/KH-KTĐT của báo Kinh tế&Đô thị về Phối hợp tuyên truyền về công tác đảm bảo ATTP TP Hà Nội năm 2019, báo Kinh tế&Đô thị phối hợp với Sở GD&ĐT, Chi cục ATVSTP Hà Nội tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến về “Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn
thực phẩm bữa ăn học đường”.
Tham dự buổi Tọa đàm hôm nay:
Về phía đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội có ông Phạm Ngọc Tuấn – Trưởng phòng Chính trị tư tưởng.
Về phía Chi cục ATVSTP Hà Nội có ông Đỗ An Thắng - Khoa Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục ATVSTP Hà Nội.
Về phía chuyên gia dinh dưỡng có ông Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Về phía Công ty cung cấp thực phẩm có ông Bùi Quang Hữu – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hương Việt Sinh.
Về phía trường học có bà Đỗ Thị Mai – Hiệu trưởng trường Tiểu học Dịch vọng B- quận Cầu Giấy. Bà Hoàng Thị Hằng – Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Xuân Trung-quận Thanh Xuân.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị Lại Bá Hà cho biết: "Vấn đề ATTP luôn là vấn đề “nóng”, được xã hội quan tâm, lâu nay TP Hà Nội luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao và triển khai quyết liệt về vấn đề đảm bảo ATTP, đặc biệt là bữa ăn học đường. Trong thời gian qua, Báo Kinh tế&Đô thị cùng Sở GD&ĐT, Sở Y tế luôn phối hợp tốt để tuyên truyền về nội dung này. ATTP cũng luôn là vấn đề được nhà trường quan tâm khi địa bàn TP từng xảy ra các vụ ngộ độc trong trường học. Trong buổi tọa đàm hôm nay, chúng tôi đã mời các đại diện và cơ quan liên quan chỉ đạo quyết liệt vấn đề này, các đơn vị liên quan đến giám sát ATTP, cũng như mời các doanh nghiệp liên quan đến việc cung cấp bữa ăn học đường cho các trường học, các trường tiểu học có hàng nghìn học sinh những vẫn đảm bảo tốt ATTP trong bữa ăn học đường. Chúng tôi mong rằng trong quá trình thực hiện tọa đàm này, các vị khách mời sẽ trao đổi thẳng thắn, trả lời bạn đọc nhằm làm rõ hơn các vấn đề liên quan cũng như công tác giám sát, đảm bảo chất dinh dưỡng trong bữa ăn với giá thực phẩm hiện nay…"
KHÁCH MỜI THAM DỰ
-
Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT Hà Nội)
Ông Phạm Ngọc Tuấn
-
-
Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Ông Trương Hồng Sơn
-
-
Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hương Việt Sinh
Ông Bùi Quang Hữu
-
-
Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân)
-
-
Hiệu trưởng trường Tiểu học Dịch vọng B (quận Cầu Giấy)
Bà Đỗ Thị Mai
-
-
Khoa Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục ATVSTP Hà Nội
Ông Đỗ An Thắng
NỘI DUNG GIAO LƯU TRỰC TUYẾN
Bạn đọc Nguyễn Anh Tú (Long Biên, Hà Nội) hỏi:
Năm nào đầu năm học, các Sở Y tế, GD&ĐT đều có công văn hướng dẫn các đơn vị trường học thực hiện ATTP, nhưng dường như, ở một số trường vẫn chưa thực sự chú trọng đến công tác này?
Ông Phạm Ngọc Tuấn trả lời:
Năm học 2019 -2020, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thành lập 2 đoàn kiểm tra tại 18 quận, huyện, thị xã. Mỗi một đoàn sẽ kiểm tra đơn vị theo kiểu từ kiểm tra xác suất đến ngẫu nhiên 2 đơn vị. Qua đó, nắm được sơ bộ các đơn vị làm tốt và khó khăn của những đơn vị chưa thực hiện tốt. Với các cơ sở chưa thực hiện tốt, chúng tôi nhận thấy nguy cơ mất VSATTP ít hơn so với các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện. Hoặc với cơ sở phải mua suất ăn tại nơi khác, trong quá trình vận chuyển có nguy cơ mất VSATTP cao, Sở đã yêu cầu phải chấn chỉnh kịp thời.
Đối với Bộ GD&ĐT, chúng tôi đã phối hợp với các chuyên gia, có hệ thống phần mềm để đưa ra các thực đơn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng. Các trường sẽ dựa vào đó để điều chỉnh xuất ăn đủ dinh dưỡng nhưng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Bạn đọc Nguyễn Bắc Sơn (Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi:
Hà Nội hiện có gần 2 triệu học sinh, 50% số trường có tổ chức ăn bán trú, do đó nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm là rất lớn nếu không có sự siết chặt quản lý. Công tác thực hiện đảm bảo ATTP được 2 ngành y tế và giáo dục triển khai thế nào?
Ông Phạm Ngọc Tuấn trả lời:
Với TP Hà Nội được triển khai rất cụ thể và rõ ràng, trong đó có phân công phân cấp cụ thể, các ngành, UBND quận, huyện phải đảm bảo VSATTP cũng như bếp ăn trong các nhà trường. Sở cũng chỉ đạo các trường đảm bản ATTP, không cho phép cơ sở không đủ điều kiện cung cấp thực phẩm cho nhà trường.
Hiện nay Sở đã phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, triển khai tập huấn chi tiết tại các nhà trường, trung tâm y tế theo đúng quy định. Trong năm học, ngay đầu năm đã thành lập ban giám sát để kiểm tra bếp ăn bán trú trong nhà trường.
Ông Đỗ An Thắng - Khoa Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục ATVSTP Hà Nội:
Trước vấn nạn cũng như nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học rất cao, hàng năm Sở Y tế và Sở GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ, giám sát các cơ sở là trường học. Cùng với đó là đã triển khai triển khai công tác ATTP tại các trường học đã được triển khải. Cụ thể, từ năm 2014, Sở Y tế đã ban hành văn bản và thành lập mô hình điểm về bếp ăn trường học để hướng đến việc nâng cao quản lý mô hình ATTP tại các trường học.
Đến năm 2019, Sở Y tế cũng đã tiếp tục phối hợp kiểm tra cũng như giám sát các bếp ăn trường học, các cơ sở cung cấp thức ăn, đồ uống.
Riêng tại tuyến quận huyện cũng đã ban hành các kế hoạch đảm bảo công tác ATTP, thành lập các đoàn kiểm tra. Đặc biệt tuyên truyền theo phân cấp, chỉ định các cán bộ được đi tập huấn và thực hiện đúng với quy định như về chuyên môn, phải khám sức khỏe. Ngoài ra cũng đã phổ biến, tuyên truyền tới các cơ sở, đặc biệt là các cô nuôi mầm non.