Tuy nhiên, đã tạo nên nhiều tranh luận xung quanh câu hỏi “có nhất thiết hay không một tổ hợp đô thị gồm nhiều tòa nhà cao 40 - 70 tầng xung quanh khu vực ga”? Để phản ánh góc nhìn đa chiều, Kinh tế & Đô thị đã trao đổi với các chuyên gia liên quan đến vấn đề này.
Ông Đỗ Viết Chiến – Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam:
Xem xét kỹ về mặt hạ tầng đô thị
Theo tôi, trước hết Hà Nội cần phải có quy hoạch toàn bộ hệ thống các nhà ga, đường sắt nội đô theo quy hoạch chung đã duyệt để kết nối đồng bộ và cân đối chung về hạ tầng kỹ thuật chứ không nên chỉ quan tâm đến ga nào thì bàn về ga đó. Đồng thời, phải cân đối xem hạ tầng chịu tải được đến đâu sẽ cho phép làm đến đó và phải công bố công khai để các nhà đầu tư tham gia. Có thể thực hiện hình thức BT theo quy hoạch bằng cách nhà đầu tư cải tạo khu vực này sẽ được cấp đất ở khu vực khác để xây dựng đảm bảo nguồn thu cho nhà đầu tư, không nên BT tại chỗ “lấy nó nuôi nó”. Có như vậy mới thực hiện được mục tiêu quy hoạch. Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Bất động sản Toàn cầu (GP.INVEST): Đề xuất dũng cảm của TP Hà Nội
Thời gian qua, có nhiều lập luận về đồ án cải tạo khu vực ga Hà Nội. Đứng về giác độ tổng thể, với tư cách là một người con Hà Nội, tôi thẳng thắn cho rằng cải tạo là hợp lý. Không thể mãi điệp khúc các toà nhà cao tầng sẽ gây ách tắc giao thông thêm. Bởi rõ ràng, nếu để như cũ, đường phố vốn dĩ đã ùn tắc nghiêm trọng. Vì vậy, đề xuất cải tạo khu ga thật sự là một cuộc cách mạng dũng cảm của Hà Nội để đạt được 3 lợi ích: Bộ mặt TP thay đổi theo hướng văn minh, người dân có chỗ ở mới tốt hơn và cân bằng lợi ích DN tham gia. Tất nhiên trong cuộc cách mạng này, biểu tượng Ga Hàng Cỏ cũ với lối kiến trúc Pháp cổ chỉ nên tân trang lại. Riêng không gian sau, cấp thiết xây dựng theo quy hoạch mới. Từ đây, cũng là một cuộc cách mạng cho toàn bộ khu vực dân phía sau phụ cận khi có thêm đường ra, vào. Thế nhưng, việc bố trí quy hoạch các tòa nhà cao 40 - 70 tầng phải hết sức thận trọng. Tôi chưa hiểu rõ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật sẽ bố trí như thế nào? Toàn bộ khu vực quy hoạch rộng 981.693,5m2, dân số hiện tại khoảng 41.000 người. Theo đồ án, sẽ đảm bảo đủ diện tích và các điều kiện hạ tầng cho 44.000 người. Đồng nghĩa, 100% dân số được tái định cư tại chỗ. Việc cải tạo đưa ra chỉ tiêu như vậy là vô cùng khó để thực hiện. Đáng lưu tâm với những toà nhà chức năng nghỉ dưỡng, giải trí… cần đặt câu hỏi có thật sự cần thiết? Đây là khu vực trung tâm, vì thế nên rút bớt những mục tiêu chưa thật sự cấp thiết của cuộc sống. PGS.TS Phạm Thúy Loan - Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia: Đầu tư đường sắt chuẩn hiện đại
Với trường hợp Ga Hà Nội, có một khía cạnh nữa hết sức quan trọng, đó là vấn đề di sản và giá trị của không gian đô thị lịch sử. Bản thân Ga Hà Nội là một công trình kiến trúc Pháp kết hợp với một phần mặt tiền cải tạo theo lối hiện đại vào thập niên 70 của thế kỷ trước là một minh chứng cho lịch sử thăng trầm của TP. Khu vực ga cũng là khu vực nội đô lịch sử, với cấu trúc đô thị hài hoà thân thiện con người. Nếu đặt vào đây một tổ hợp kiến trúc quá to, quá cồng kềnh sẽ có thể phá hỏng tổng thể cảnh quan kiến trúc. Điều này đặc biệt quan trọng với Hà Nội, một TP có tới hơn 1.000 năm lịch sử và cần phải thận trọng khi can thiệp vào những khu vực lõi lịch sử này. Với tôi, khía cạnh tôn trọng và bảo tồn di sản đô thị, không chỉ là từng công trình mà cả tổng thể không gian đô thị lịch sử là vô cùng quan trọng. |
Nếu đồ án được duyệt và đi vào thực hiện, khu phía Tây Ga Hà Nội, trong đó có khu Văn Chương sẽ là khu đô thị mới hiện đại, giảm ô nhiễm môi trường, dễ dàng kết nối với hệ thống giao thông công cộng, giao thông đường sắt đô thị. Đặc biệt, trong quy hoạch phân khu ga này, lần đầu tiên việc khai thác không gian ngầm được nghiên cứu đồng bộ. Theo Sở QH&KT Hà Nội, Đồ án cơ bản đã được tính toán đáp ứng đủ theo chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành tương ứng với dân số quy hoạch. |