Ngày 8/12, Kỳ họp thứ 13 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) bước sang ngày làm việc thứ 3. Các đại biểu đã thảo luận và thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết về “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở ATTP TP Hồ Chí Minh”.
Theo đó, Sở ATTP là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Hồ Chí Minh, có chức năng tham mưu, giúp UBND TP quản lý Nhà nước (QLNN) về ATTP; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP, việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn TP trên cơ sở chuyển chức năng từ Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Công Thương cho Sở ATTP.
Kỳ họp thứ 13 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2021-2026) đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.
Sở ATTP có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; Trụ sở làm việc đặt tại số 57 Nguyễn Thị Minh Khai và cơ sở 2 tại số 18 Cách Mạng Tháng Tám (phường Bến Thành, quận 1).
Sở ATTP có 18 nhiệm vụ và quyền hạn. Cụ thể, tham mưu, trình UBND TP dự thảo quyết định của UBND TP liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở ATTP và các văn bản khác theo phân công của UBND TP.
Nghị quyết của HĐND TP Hồ Chí Minh cũng quy định đối với Sở ATTP về lĩnh vực ATTP thuộc ngành y tế. Theo đó, Sở ATTP chủ trì, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của TP thuộc ngành y tế quản lý theo quy định của pháp luật. Giám sát chất lượng, ATTP đối với sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm; thực phẩm chức năng; các vi chất bổ sung vào thực phẩm và các thực phẩm khác trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế.
Đại biểu Quốc hội - Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Khánh Phong Lan (áo tím), hiện làm Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh.
Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi…
Đối với lĩnh vực ATTP thuộc ngành công thương, Sở ATTP triển khai thực hiện công tác QLNN về ATTP từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương và các sản phẩm khác, ATTP đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương.
Sở ATTP TP Hồ Chí Minh tiền thân là Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Trưởng ban là Phó Giáo sư-Tiến sĩ Phạm Khánh Phong Lan (SN 1970), hiện bà là Đại biểu Quốc hội khóa 15 |
Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông sản, lâm sản, thủy sản và muối. Hướng dẫn, kiểm tra chất lượng, ATTP đối với sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối trên địa bàn TP theo quy định của pháp luật…
Kiểm tra, truy xuất, thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành và quy định của pháp luật. Quản lý hoạt động kiểm nghiệm, tổ chức cung ứng dịch vụ công về chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định của pháp luật. Quản lý ATTP đối với khu vực và trung tâm logistics nông sản, chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản trên địa bàn theo phân công của UBND TP.
Nghị quyết của HĐND TP Hồ Chí Minh cũng quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở ATTP gồm Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc.