Báo cáo gửi UBND tỉnh Yên Bái và Tổng Cục đường Bộ Việt Nam. Ảnh: Huy Trung |
Trước đó, như Pháp luật Plus đưa tin, khoảng 7h sáng ngày 25/8, người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái phát hiện một vết nứt khổng lồ trên quốc lộ 32C đoạn qua địa phận xã này.
Ngay sau khi phát hiện vết nứt trên, người dân đã nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng.
Đoạn đường bị sụt lún kéo dài hơn 30m qua xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh: face book |
Hiện trường ghi nhận ban đầu cho thấy vết nứt dài khoảng 30m, rộng 2,8m và lún sâu 1,5m so với mặt đường.
Ngày 29/8, PV Pháp luật Plus đã có buổi làm việc với ông Đỗ Việt Bách, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái, ông Bách cho biết:
"Dự án quốc lộ 32C do Công ty CP Xây dựng Nasaco và Công ty Hồng Đức gtrungs thầu và thi công.
Ngày 27/8, Sở GTVT Yên Bái nhận được thông tin đoạn đường bị sụt khoảng 32m đi qua địa bàn xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, nhưng phạm vi ảnh hưởng của vết sụt lún từ Km79+510 đến Km79 +550.
Ông Đỗ Việt Bách, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Yên Bái trao đổi với PV Pháp luật Plus. Ảnh: Huy Trung |
Theo ông Bách, nguyên nhân dẫn đến sụt lún một phần nhỏ là do ảnh hưởng của mưa bão, nước mưa ngấm vào gây sụt lún. Nhưng chủ yếu là do cái ao ở bên cạnh đường, nước ao có thường xuyên nên đã ngấm vào lề đường gây sự trương nở của đất làm cho bị mất chân.
"Ngay sau khi tìm ra nguyên nhân chúng tôi đã làm việc với gia đình chủ ao, và đã lập biên bản để gia đình chủ ao ký xác nhận", ông Bách nói.
"Còn về thông tin người dân đào ao làm sụt đường là không chính xác, nhưng đúng là gần đây người dân có sửa lại chiếc ao đó. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công có làm rơi đất xuống chiếc ao đó, chúng tôi đã thương lượng với chủ ao để chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất vườn hoặc đền bù tiền, nhưng chủ ao đã không đồng ý và yêu cầu chúng tôi phải vét chiếc ao lên và để đúng nguyên trạng như cũ. Lúc đó chúng tôi cũng phải thuê nhân công để làm theo đúng ý của chủ ao. Việc người dân mới sửa lại ao cũng không gây ảnh hưởng đến việc sụt đường".
Hiện tại chúng tôi đã làm việc với chính quyền địa phương, qua đó trao đổi với gia đình chủ ao và gia đình này cũng đã nhất trí với chính quyền địa phương để chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp. Sau đó chúng tôi sẽ có những biện pháp để khắc phục đoạn đường bị hỏng theo đúng kỹ thuật. Trong quá trình thi công chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát để con đường được thi công đúng, nhà thầu cũng khẳng định làm đúng quy trình chứ không bình luận về nguyên nhân.