Thứ 6, 22/11/2024, 20:52 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nông dân trồng mía phải bán nhà, bán đất vì thua lỗ

Nông dân trồng mía phải bán nhà, bán đất vì thua lỗ
(Tieudung.vn) - Ngày 8/11 Hiệp hội mía đường Việt Nam (HHMĐVN) đã tổ chức hội nghị tổng kết niên vụ 2018 -2019 và triển khai kế hoạch cho niên vụ 2019 -2020. Mặc dù sản lượng mía đường chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhu cầu tiêu dùng trong nước, thế nhưng trong nhiều năm qua đường nhập lậu, đường gian lận thương mại đã phá giá đường sản xuất trong nước đẩy ngành mía đường với 1,5 triệu nông dân đứng trước bờ vực phải dẹp bỏ.

Đánh giá sai hiện trạng ngành mía đường

Theo HHMĐVN, giá thành sản xuất mía đường của Việt Nam hiện nay đang thuộc vào nhóm thấp nhất thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, giá thành mía đường của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với Philippine, Indonesia, Thái Lan...

Cũng theo HHMĐVN vấn đề nguy hiểm nhất hiện nay đó là nhận định, đánh giá về ngành mía đường Việt Nam sai một cách trầm trọng. Khi đánh giá về ngành công nghiệp mía đường Việt Nam, các nhà lãnh đạo thường cho rằng sản xuất lạc hậu, giá thành cao... không đủ sức cạnh tranh với đường của khu vực và thế giới.

Cũng theo HHMĐ, trong lĩnh vực nông nghiệp hiếm có ngành nào có bước phát triển nhanh và mạnh như ngành mía đường trong thời gian qua. Chỉ trong 0 năm từ một ngành sản xuất thủ công là chủ yếu thì hiện nay ngành mía đường Việt Nam đã tiếp cận được với trình độ sản xuất công nghiệp của khu vực và thế giới.

Mô tả ảnh

Nông dân trồng mía ở Hậu Giang cho năng suất cao nhất thế giới, từ 160 đến 200 tấn/ha vẫn bị lỗ vì giá mía xuống thấp kỷ lục.

Hiện nay tổng sản lượng của đường của Việt Nam khoảng 900.000 tấn, trong khi đó, tổng nhu cầu của đường trong nước là khoảng 1,7 triệu tấn. Đánh giá sơ bộ, sản lượng đường sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặc dù sản lượng đường còn thiếu thế nhưng trong gần 6 năm qua, giá mía đường trong nước liên tục tụt giảm do áp lực từ đường nhập lậu và đường gian lận thương mại. Ước tính tổng sản lượng đường nhập lậu và đường gian lận thương mại lên đến gần 1 triệu tấn. Đường nhập lậu, đường gian lận thương mại đang giết chết ngành mía đường trong nước. Nông dân trồng mía lâm vào tình trạng thua lỗ triền miên, nhiều nhà máy phải đóng cửa, diện tích mía liên tục sụt giảm, hiện tại chỉ còn khoảng 160.000ha.

Tình trạng “thả cửa”, “bảo kê” cho đường nhập lậu tràn vào tấn công đường trong nước đã được HHMĐVN cảnh báo từ nhiều năm, thế nhưng đến nay không có dấu hiệu được cải thiện. Bản thân HHMĐVN cực chẳng đã phải đi làm cái việc chống đường nhập lậu rồi báo cho Bộ Công An...

Sắp đến, từ 1/1/2020 Việt Nam chính thức bỏ hạn ngạch thuế quan (Artiga) đường nhập khẩu với thuế suất bằng 0 sẽ tràn vào và tình hình ngành mía đường trong nước sẽ càng bi đát hơn, ngành mía đường Việt Nam với 1,5 triệu hộ nông dân có khả năng sẽ bị xoá xổ nếu không có những giải pháp phù hợp.

Người nông dân khóc trước hội nghị

Ông Nguyễn Đăng Thuận – phó chủ tịch Hội người trồng mía tỉnh Tây Ninh trong quá trình phát biểu tại hội nghị đã phải bật khóc khi nói về tình cảnh của người trồng mía. “Nhiều người bán đất vì thua lỗ, tự vẫn vì mía cháy... Cần minh bạch chữ đường để nông dân còn sống được!”.

Theo ông Thuận những năm trước Tây Ninh được xem là vương quốc mía đường, diện tích mía hiện nay chỉ còn khoảng 14.000ha, nông dân bắt buộc phải bỏ cây mía. Giá thành mía khoảng 800 đồng/kg nhưng nhà máy chỉ mua 700 -750, có người bán nhà bán đất để trả nợ.

Ông Nguyễn Đăng Thuận cũng phản ánh tình trạng doanh nghiệp chèn ép nông dân bằng đủ mọi cách như trừ tạp chất, hạ thấp chữ đường... Theo Thông tư 29 về tiêu chuẩn mía nguyên liệu, cho phép có 3% tạp chất, tỷ lệ tạp chất trên 3% mới bị trừ thế nhưng hiện nay nhà máy đường trừ tất cả. “Bà con trồng mía không biết Thông tư 29 có còn hiệu lực hay không, có còn thi hành không chứ ở Tây Ninh không còn thi hành”.

Nguyễn Quốc Thế - Uỷ viên Hội nông dân trồng mía tỉnh Khánh Hoà cho biết, “Tôi trồng mía từ 1995 đến nay, từ lúc ngành mía đường Việt Nam  từ sản xuất đường thô đến nay đã đạt trình độ sản xuất thế giới. Hôm nay đau lòng, giá cả xuống thấp, chúng ta thua họ (một số quốc gia trong khu vực) vì không có sự đồng thuận của hệ thống chính quyền. Chúng ta thua Thái Lan về nguồn vốn hỗ trợ nông dân, người nông dân đang bán đất để trả nợ, không tha thiết gì cây mía nữa. Tôi Sẽ viết thỉnh nguyện thư gửi chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, bộ NN&PTNT để nước mắt của người nông dân không còn rơi nữa. Cần có chính sách hỗ trợ người nông dân phù hợp để họ không còn bán đất nữa (cả hội trường vỗ tay). Tôi không hiểu vai trò của Bộ Công thương để làm gì khi mà đường lậu nhập vào phá nát cả một nền sản xuất? Tôi thấy bộ trưởng Bộ NN&PTNT đặt vấn đề 4 triệu tấn bã mía để làm gì, tại sao không dùng để trồng nấm? Trời ơi! rơm dùng để trồng nấm thôi cũng đủ chết rồi (không có đầu ra). Đất đai trước đây trồng mía giờ tình hình tệ quá chuyển sang trồng cây gì? Trồng rồi đổ đống bán vỉa hè, trồng mận thì mận chín rụng đỏ gốc, trồng keo thì biết bao giờ mới có thu hoạch?”...

Cần áp dụng hạn ngạch nội địa cho đường nhập khẩu

Đại diện một số nhà máy đường đã có những tham luận kiến nghị các giải pháp cả cấp bách và lâu dài, tuy nhiên lúc này Chính phủ, Bộ Công thương... cần ưu tiên cho các giải pháp cấp bách bởi thời hạn bỏ hạn ngạch, thuế suất bằng 0 với mặt hàng đường đã cận kề (1/1/2020).

Theo ông Phạm Hùng Dương - thành viên của HHMĐVN, sau khi bỏ hạn ngạch, nếu cho phép nhập đường trắng thì các nhà máy đều chết, nhập đường thô thì nhập thế nào để cứu được nhà máy, cứu được nông dân mà không trái thông lệ hội nhập?

Giải pháp trước mắt là áp dụng hạn ngạch nội địa như cách Indonesia và Philippine đã áp dụng thành công. Với cách áp dụng hạn ngạch nội địa, cả Indonesia và Philippine vẫn đảm bảo được việc giữ mặt bằng giá mía hợp lý để bảo vệ người nông dân và ngành đường trong nước.

Về lâu dài, cần hỗ trợ cho nông dân 50% lãi suất đối với việc đầu tư cơ giới, đầu tư ruộng mía...

Ông Đặng Việt Anh – Công ty Cổ phần mía đường Tuy Hoà cho rằng, có sự chênh lệch nhận thức giữa các bên, ngành mía đường cần được đánh giá đúng đắn hơn, trình độ của ngành mía đường trong nước tương đồng các quốc gia trong khu vực. Nông dân Thái Lan được trợ giá gần 3.000 đồng/kg đường. Chúng ta hội nhập kinh tế thế giới nhưng cần có biện pháp hội nhập thành công, cần áp dụng kỹ thuật, đảm bảo quyền lợi của lợi ích nhiều bên. Cần áp dụng hạn ngạch nội địa cho việc đưa đường nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, phải đưa vào kho dự trự, cấp giấy phép đưa vào tiêu thụ. Trong tình hình cấp bách về tài chính, cần cho các nhà máy đường vay, tạo điệu kiện cho nông dân vay sản xuất mía. Mua cây mía chỉ cần ổn định 900.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/tấn, đảm bảo ngành mía đường ổn định.

Tags:
4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Bắt Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh
(Tieudung.vn) Ông Huỳnh Nguyễn Lộc Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh bị...
 
Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...

Muôn màu

Tử vi ngày 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Sư Tử cần có kế hoạch rõ ràng
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Sư Tử cần có...
 
Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.66952 sec| 889.086 kb