Ý nghĩa cúng ông Công ông Táo
Theo quan niệm của người Việt Nam, mỗi gia đình có ba vị thần canh giữ giúp ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư và giữ bình yên đối với những người trong gia đình.
Do các táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện trong nhà cho nên cứ đến 23 tháng Chạp Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có lễ cúng ông Công, ông Táo về chầu trời.Đến trưa ngày 30 Tết, các Táo lại có mặt tại hạ giới để tiếp tục công việc.
Năm 2018, cúng ông công ông táo vào ngày, giờ nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, trong tháng Chạp năm 2018 có 3 ngày đẹp để cúng Táo quân.
Ngày tốt nhất để làm lễ cúng ông Táo là ngày 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ) vì ngày đó vừa vào tiết Lập xuân, rất phù hợp để làm lễ cúng.
Giờ cúng tốt nhất trong ngày này là giờ Ngọ (11 – 13h) hoặc giờ Mùi (13 – 15h). Tuy nhiên, những người tuổi Tý tuyệt đối không nên cúng ông Táo vào ngày này.
Ngày tốt thứ hai để cúng ông Táo là 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn). Vào ngày này, gia chủ nên cúng vào khoảng 9 – 11h (giờ Tỵ) hoặc từ 13 – 15h (giờ Mùi).
Những người sinh năm Tuất không nên cúng vào ngày này.
Ngày cuối cùng phù hợp để cúng Táo quân trong năm nay là ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày bất cứ ai cũng có thể làm lễ.
Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc ngày 23 tháng Chạp. Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.
Cách hóa vàng mã cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất
Vàng mã cúng ông Công, ông Táo gồm quần áo, hia âm phủ được đốt đi sau khi cúng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Tiếp đó, gia chủ mới lập bài vị mới cho Táo công.
Không đốt tiền âm phủ cho các vị thần vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn người âm.