Thứ 2, 24/03/2025, 19:58 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Khi hai luồng tín ngưỡng Thần Đất và Thần Tài nhập lại với nhau, người xưa cảm thấy không có xung đột

Khi hai luồng tín ngưỡng Thần Đất và Thần Tài nhập lại với nhau, người xưa cảm thấy không có xung đột
(Tieudung.vn) - Đó là quan điểm và góc nhìn của TS.GVC Nguyễn Thị Toàn Thắng – Trưởng Bộ môn Công tác xã hội (Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh) khi chia sẻ với Báo Kinh tế và Đô thị về lịch sử và ý nghĩa tín ngưỡng của ngày vía Thần Đất và Thần Tài.

Những năm gần đây, cứ vào ngày vía Thần Tài là bắt đầu từ sáng sớm, trước các cửa hàng kinh doanh vàng đã ghi nhận hàng dài người xếp hàng chờ mua vàng cầu may mắn, tài lộc. Năm nay cũng không ngoại lệ, dù giá vàng neo cao ngất ngưởng, người dân vẫn đổ xô đi mua vàng.

Trao đổi với Báo Kinh tế và Đô thị, Tiến sĩ, Giảng viên chính Nguyễn Thị Toàn Thắng – Trưởng Bộ môn Công tác (Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh) cho biết, tục vía Thần Tài (cúng heo quay, mua vàng…) thực chất bắt nguồn từ Trung Quốc và di chuyển vào Việt Nam đầu thế kỷ XX. Còn văn hoá gốc của người Việt là tập tục cúng Thần Trời, Thần Đất (Thổ Địa), điều này được thể hiện rõ qua câu nói của người Việt xưa “mùng 9 vía Trời, mùng 10 thì vía Đất”.

Khi hai luồng tín ngưỡng Thần Đất và Thần Tài nhập lại với nhau, người xưa cảm thấy không có xung đột

Khi hai luồng tín ngưỡng Thần Đất và Thần Tài nhập lại với nhau, người xưa cảm thấy không có xung đột

Văn hoá gốc này được lan truyền, và lan mạnh mẽ vào thế kỷ XVI và XVIII, khi người Việt di cư vào khu vực phía Nam. Trong ngày vía mùng, khi cúng thần Đất người dân sẽ bày cá lóc nướng trui, rau luộc, bộ tam sên (thịt luộc, trứng, con tôm hoặc con cua). Đây chính là đặc trưng văn hoá của những lưu dân ở khu vực Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi) vào phía Nam mở đất.

“Buổi ban đầu sơ khai, người dân chọn những ẩm thực gần gũi với tự nhiên, gắn với thiên nhiên dùng làm lễ vật cúng Thần Đất, tạ ơn Thần Đất, mong mỏi sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Thần Đất đối với hoạt động nông nghiệp. Như vậy, lễ vía mùng 10 (tháng Giêng) ở góc độ của người Việt là hướng đến văn hoá nông nghiệp, cúng Thần Đất” - TS. Nguyễn Thị Toàn Thắng nói và nhấn mạnh, tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX xuất hiện một trào lưu mới - thờ cúng Thần Tài, theo bước chân của những lưu dân người Hoa đến với khu vực Nam Bộ của nước ta trước đây.

“Như vậy, từ tín ngưỡng Thần Đất ban đầu, người Việt có thêm tín ngưỡng vía Thần Tài. Trái ngược với Thần Đất là hướng đến nông nghiệp, Thần Tài gắn với hoạt động thương mại, nhưng khi 2 luồng tín ngưỡng này nhập lại với nhau, người xưa cảm thấy không có xung đột, mà đó là quá trình giao lưu và tiếp biến. Cụ thể, khi tục vía Thần Tài du nhập, đã tiếp nhận 1 phần bên ngoài và 1 phần bên trong của văn hoá bản địa, từ đó tạo thành một thể thống nhất. Cho nên, trong ngày vía Thần Tài hiện nay, đa phần người dân sẽ dâng một mâm cúng với đầy đủ các món như: cá lóc nướng trui, rau luộc, bộ tam sên, heo quay, và kèm theo đó là tập tục mua vàng” - TS. Toàn Thắng nói thêm.

Khi hai luồng tín ngưỡng Thần Đất và Thần Tài nhập lại với nhau, người xưa cảm thấy không có xung đột

Ngày vía Thần Tài là dịp để mọi người mong cầu sự may mắn tài lộc đủ đầy trong năm. Vì vậy, người dân cũng không cần quá khắt khe để phải mua được những món đồ giá trị mà hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của bản thân. Ảnh minh họa

TS. Toàn Thắng cũng lưu ý, giá trị ban đầu của việc đi mua vàng trong ngày vía Thần Tài vừa là lễ nghi để kích hoạt sự may mắn, vừa là hàm ý tiết kiệm, tích luỹ. Đây là giá trị văn hoá mang ý nghĩa rất thú vị. Tuy nhiên, ngày nay khi thương mại phát triển mạnh mẽ, người dân rất coi trọng vía Thần Tài, nên hàng năm vào ngày mùng 10 tháng Giêng lại tạo ra trào lưu, xu hướng “người người, nhà nhà” chen chúc, xếp hàng chờ mua vàng. Thực tế này không chỉ khiến vàng trong nước biến động, các vật phẩm và hàng hoá phục vụ việc cúng kiến cũng tăng giá theo, mà còn vô tình đã tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp, cá nhận lợi dụng kích cầu, thổi giá kinh doanh trục lợi, gây bất ổn cho nền kinh tế.

“Đằng sau ý nghĩa về tiết kiệm, tích luỹ, mua vàng trong vàng trong ngày vía Thần Tài còn là tín ngưỡng. Một khi đã nói đến tín ngưỡng thì đó là quyền tự do (quyền tự do tín ngưỡng, và quyền tự do không tín ngưỡng). Song, tôi khuyên không nên nặng nề về việc mua vàng nhiều hay mua ít, mà phải cân nhắc theo khả năng tài chính của mình. Bởi vì, về bản chất văn hoá không phải là cố định, đó không phải là hằng số bất biến mà có thể biến đổi cho phù hợp với bối cảnh, điều kiện cụ thể của từng cá nhân, từng gia đình. Vì vậy cần phải hiểu rõ tín ngưỡng khác với “mê tín”, đừng để bản thân bị lệ thuộc, cố chấp chạy theo đám đông, sẽ tự gây áp lực cho chính mình về thời gian, tài chính, thậm chí là tinh thần” - TS. Toàn Thắng phân tích.

“Bản thân tôi luôn dành sự tôn trọng tuyệt đối các tín ngưỡng dân gian và cũng hướng đến ngày vía Thần Tài như nhiều người, nhưng thay vì mua vàng sẽ chọn bỏ heo đất. Trong ngày vía Thần Tài tôi bỏ một khoản tiền tượng trưng vào heo đất với hàm ý đây là sự khởi đầu cho hoạt động tiết kiệm cả năm, “tiền sẽ chỉ vào, chứ không ra”, từ đó cầu mong một năm mới sung túc, kinh tế đủ đầy. Tôi có niềm tin, khi duy trì các yếu tố văn hoá trên một ý nghĩa tinh thần lành mạnh và có một phương thức chuyển đổi phù hợp thì giá trị của tín ngưỡng sẽ trọn vẹn” - TS.GVC Nguyễn Thị Toàn Thắng -  Trưởng Bộ môn Công tác xã hội (Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh).
Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Vụ Quang linh Vlogs và Hằng Du Mục quảng cáo lố kẹo rau củ Kera: Công an Đắk Lắk vào cuộc!
(Tieudung.vn) Liên quan đến vụ việc kẹo rau củ Kera do Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và Hoa...
 
Lập biên bản việc Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục tổ chức họp báo
(Tieudung.vn) Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm, UBND phường Tràng Tiền và...
 
Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục cảnh báo về việc giả mạo kêu gọi từ thiện
(Tieudung.vn) Sáng 14/3, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục phát đi cảnh báo mạo...

Muôn màu

Tử vi ngày 25/3/2025 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình sức khỏe cần được chú ý
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ ba ngày 25/3/2025 của 12 cung hoàng đạo, Thiên Bình sức khỏe...
 
Lịch âm 25/3 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 25/3/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 25/3/2025? Lịch vạn niên 25/3/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 24/3/2025 của 12 cung hoàng đạo: Bảo Bình tài lộc gần đây không được tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ hai ngày 24/3/2025 của 12 cung hoàng đạo, Bảo Bình tài lộc...

Du lịch - Ẩm thực

Mua tỏi nên chọn loại màu tím hay màu trắng?
(Tieudung.vn) Tỏi rất dễ mua lại có giá thành rẻ, tuy nhiên khi đi chợ, nhiều người phân vân...
 
Huế lọt top thành phố ẩm thực bị đánh giá chưa đúng tầm ở châu Á
(Tieudung.vn) Mới đây, tạp chí Tatler đã đưa ra danh sách những thành phố châu Á có thức ăn...
 
Tàu cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đến Côn Đảo có giá cao nhất hơn 1,3 triệu đồng/lượt
(Tieudung.vn) Doanh nghiệp khai thác tuyến tàu cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đi Côn Đảo, tỉnh Bà...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.09113 sec| 884.43 kb