Thứ 6, 13/09/2024, 01:59 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Giải bài toán chống úng ngập phía Tây Hà Nội: Bài 3: Cần có chính sách cân bằng lợi ích để thu hút vốn đầu tư

Giải bài toán chống úng ngập phía Tây Hà Nội: Bài 3: Cần có chính sách cân bằng lợi ích để thu hút vốn đầu tư
(Tieudung.vn) - Để giải bài toán chống úng ngập vào mùa mưa khu vực phía Tây, trao đổi với báo KT&ĐT, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) thoát nước Hà Nội (nay là Ban QLDA đầu tư Công trình Cấp, thoát nước và môi trường TP) Phạm Văn Cường cho rằng, cần có chính sách để cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư với TP, trên tinh thần vì mục tiêu chung.

Giải bài toán chống úng ngập phía Tây Hà Nội: Bài 3: Cần có chính sách cân bằng lợi ích để thu hút vốn đầu tư
Ông Phạm Văn Cường.

Mùa mưa vừa qua dư luận khá băn khoăn về việc trong khi các tuyến phố cũ hệ thống thoát nước đã cơ bản đáp ứng khi có mưa lớn, nhưng ở các khu đô thị (KĐT) mới hay các tuyến đường mới lẽ ra phải có hệ thống hiện đại hơn, thì dường như lại bị ngập nặng hơn?

- Khi lập quy hoạch thoát nước Hà Nội, các khu vực đều đã được lên kế hoạch xây dựng tổng thể hệ thống thoát nước. Cụ thể, trong các Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội được lập năm 1995 hay quy hoạch mới đây đều đề cập đến việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, nhưng phân kỳ đầu tư, ưu tiên triển khai các khu vực trọng điểm. Do đó, lưu vực sông Tô Lịch (bao gồm 4 quận nội đô: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa) là nơi có các cơ quan, ban ngành và tập trung đông dân cư hơn, nên được ưu tiên đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước bắt đầu từ năm 1998 đến nay.

Dự án thoát nước giai đoạn I và II của TP, thực tế mới chỉ giải quyết vấn đề ngập úng cho vùng lõi, từ lưu vực sông Tô Lịch trở vào đến sông Hồng. Trong khi đó, từ năm 2008 đến nay, Hà Nội mở rộng và phát triển mạnh ra phía Tây với nhiều tuyến đường, KĐT mới được đầu tư xây dựng. Hệ thống thoát nước vẫn chủ yếu là kênh tiêu nông nghiệp, chảy ra sông Nhuệ, sông Ðáy, nhưng lại phải gánh hai vai, vừa phải chống úng cho nông nghiệp vừa phải chống ngập cho đô thị, nên không đáp ứng được.
Cùng với đó, các KĐT mới lại chưa có chuẩn cốt nền phù hợp với cốt nền chung; hệ thống thoát nước riêng của khu với hệ thống chung chưa được kết nối thông suốt. Đã thế vì lo ngập, nên xảy ra tình trạng sau cốt nền cao hơn dự án trước, nên mặt bằng hệ thống nhấp nhô, không có dòng chảy đồng bộ, phù hợp nên xảy ra ngập cục bộ.

Giải bài toán chống úng ngập phía Tây Hà Nội: Bài 3: Cần có chính sách cân bằng lợi ích để thu hút vốn đầu tư
 Khu vực đường Phạm Hùng ngập nặng sau trận mưa cuối tháng 7 vừa qua. Ảnh: Chiến Công

Vậy nghĩa là để giải quyết vấn đề ngập úng phía Tây TP, thì phải tiếp tục có các dự án thoát nước mà TP đã làm như khu vực nội đô, thưa ông?

- Trước đây ,năm 1994 có trận mưa khoảng 220mm, tôi còn nhớ Hà Nội ngập đến 2 tuần, nhất là khu vực hồ Thiền Quang hay khu vực Giáp Bát. Dự án thoát nước giai đoạn I đã giúp Hà Nội cải thiện tình trạng úng ngập đáng kể, điển hình là trận mưa lịch sử năm 2008, nếu không có trạm bơm Yên Sở thì TP có thể ngập hàng tháng. Dự án thoát nước giai đoạn II đã hoàn thành cơ bản, tiếp tục giải quyết úng ngập cho nội thành rất rõ. Với trận mưa khoảng 300mm, hầu hết nội đô đều rút nước trong vài giờ. Hiện chỉ có khu vực phía Tây nằm ngoài phạm vi dự án nên khu vực này đang giống thực trạng nội đô cách đây hơn 20 năm. Vì vậy, giải bài toán chống úng ngập cho TP trong tình hình mới (đồng bộ giữa thoát nước nội đô và khu vực phía Tây, từ vành đai 3 trở ra; đồng bộ hệ thống thoát nước đô thị và nông nghiệp) thì đương nhiên cần phải tiếp tục hoàn thiện đồng bộ quy hoạch thoát nước tổng thể cho khu vực nói trên. Điều này đã thể hiện rất rõ trong Quy hoạch thoát nước Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Là người từng tham gia trực tiếp dự án thoát nước giai đoạn II của TP, ông có thể cho biết một số khó khăn trong quá trình triển khai dự án thoát nước?

- Đối với dự án thoát nước giai đoạn I và II của TP, chúng ta có được sự trợ giúp vốn vay ODA của Nhật Bản, nên không lo về kinh phí, nhưng quá trình thực hiện để giải ngân được nguồn vốn cũng không đơn giản do những vướng mắc trong GPMB.

Đối với việc thực hiện dự án quy hoạch thoát nước từ vành đai 3 trở ra hiện nay, tôi nghĩ sẽ khó khăn hơn nhiều vì đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi vốn ngân sách hạn hẹp, vốn vay nước ngoài như ODA hiện không còn đơn giản, kêu gọi hóa không dễ vì phải cân bằng giữa lợi ích với TP. Đã đến lúc cần có chính sách để cân bằng lợi ích này trên tinh thần vì mục tiêu chung.
Xin cảm ơn ông!

Để giảm thiểu úng ngập cho khu vực này, UBND TP Hà Nội đã giao cho các sở, ngành liên quan tập trung xây dựng trạm bơm Liên Mạc công suất 170m3/s bơm nước ra sông Hồng; trạm bơm Yên Nghĩa công suất 120m3/s bơm nước ra sông Đáy để hạ mực nước sông Nhuệ. 

Thương Huế thực hiện

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Cảnh báo tình trạng lợi dụng bão số 3 kêu gọi từ thiện để trục lợi
(Tieudung.vn) Thời gian gần đây, lợi dụng ảnh hưởng của bão số 3, trên không gian mạng xuất hiện...
 
Mạo danh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lừa đảo tuyển dụng
(Tieudung.vn) Gần đây trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện một số trang facebook mạo danh Tập đoàn...
 
Công ty CP cao su Đồng Phú thiếu trách nhiệm để nhiều ha đất bị khai thác trái phép?
(Tieudung.vn) Sau khi ghi nhận nhiều ha đất thuộc quản lý của Công ty CP sao su Đồng Phú...

Muôn màu

Tử vi ngày 13/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Ma Kết gặp nhiều may mắn
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 13/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Ma Kết gần đây...
 
Những việc nên làm nếu gặp phải lũ lụt trong đô thị
(Tieudung.vn) Trước những nguy cơ ngập lụt cao, người dân cần nắm một số kiến thức cơ bản về...
 
Tử vi ngày 12/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên quá cố chấp
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 12/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...

Du lịch - Ẩm thực

“Vũ trụ Vin” phục vụ 6 triệu lượt khách trong 3 ngày đầu nghỉ lễ 2/9
(Tieudung.vn) Chỉ trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh, các điểm đến du lịch nghỉ dưỡng,...
 
Việt Nam được tôn vinh là Điểm đến hàng đầu châu Á
(Tieudung.vn) Tối ngày 3/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế...
 
TP Hồ Chí Minh đón khảng 980.000 khách du lịch trong dịp Lễ Quốc khánh
(Tieudung.vn) Ngày 3/9, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, tạm tính trong 4 ngày nghỉ Lễ...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
12.39598 sec| 879.07 kb