Để đảm bảo thực hiện tốt và có hiệu quả trong công tác phòng chống dịch, UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân, người lao động đang ở TP HCM làm việc ở Đồng Nai hoặc người Đồng Nai đng làm việc tại TP Hồ Chí Minh thì sắp xếp ở lại địa phương nơi làm việc nhằm hạn chế việc đi lại hàng ngày dẫn đến nguy cơ lây lan bùng phát phát bệnh.
![]() |
![]() |
Đồng Nai ban hành công văn “hỏa tốc” sửa nội dung vụ cách ly 21 ngày với người về từ TP Hồ Chí Minh |
Tuy nhiên, trường hợp cần thiết phải đi về trong ngày, trước mắt UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu thực hiện nghiêm một số quy định như sau: Trường hợp các chuyên gia , công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp công ty, xí nghiệp đi xe đưa đón. Đối với doanh nghiệp thực hiện đăng ký số xe cho Công an tỉnh Đồng Nai, đăng ký danh sách công nhân trên từng xe, đăng ký điểm dừng đón, dừng trả công nhân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đo thân nhiệt, khai báo y tế cho toàn bộ người trên xe khi qua chốt kiểm dịch.
Không nên vì lo lắng thái quá mà ngăn người TP Hồ Chí Minh trái với Chỉ thị của Thủ tướng Phòng chống dịch bệnh là công việc cấp bách của các cơ quan nhà nước và của toàn xã hội chúng ta. Căn cứ vào Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 và hiện trạng kinh tế xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành hai chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, để chỉ thị rõ các cấp các ngành phòng chống dịch. Theo đó, Thủ tướng giao cho các tỉnh thẩm quyền dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác. Tuy nhiên việc thực hiện thẩm quyền này phải phù hợp với các qui định pháp luật. “Vùng có dịch” là một khái niệm luật định, chứ không phải các địa phương tùy tiện đánh giá. Khoản 14 Điều 2 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm qui định “Vùng có dịch là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch”. Như vậy, các địa phương khác chỉ có thẩm quyền ngăn cấm việc di chuyển người từ vùng có dịch đã được địa phương kia công bố đến địa phương mình. Hiện tại, lúc này TP Hồ Chí Minh chỉ mới công bố toàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc thuộc quận 12, áp dụng khẩn cấp theo Chỉ thị 16, tức vùng có dịch. Còn lại các nơi khác chỉ là vùng nguy cơ, vùng lân cận. Tôi cho rằng phản ứng thái quá của tỉnh Đồng Nai và các địa phương khác với TP Hồ Chí Minh không phù hợp với chỉ thị của Thủ tướng và sẽ tác động không tốt đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội. Luật sư Trần Đình Dũng - Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh |
Người trên xe phải thực hiện nghiêm quy định 5K về phòng chống dịch, mỗi xe không chở quá 50% số lượng người so với số lượng người quy định, thực hiện khử khuẩn sau mỗi ngày vận chuyển. Trong trường hợp chuyên gia, công nhân, người lao động tự do di chuyển bằng phương tiện cá nhân phải tuân thủ nghiêm việc đo thân nhiệt, khai báo y tế tại chốt kiểm dịch.
Theo nhận định của UBND tỉnh Đồng Nai, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 trong cả nước đang diễn biến rất lức tạp. Tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều biện pháp rất quyết liệt trong công tác phòng chống dịch. Đến nay tỉnh Đồng nai cơ bản đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng và tại các khu công nghiệp.
Trước đó 1 ngày, (ngày 4/6/2021) UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản hỏa tốc số 6180/UBND-KGVX về việc cách ly những người từ TP Hồ Chí Minh về Đồng Nai. Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 5/6/2021, những người từ TP Hồ Chí Minh đến tỉnh Đồng Nai phải cách ly 21 ngày. Đồng thời quy định viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không đến TP Hồ Chí Minh.
UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo: Kể từ 00 giờ ngày 5/6, áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh (người cách ly tự trả phí ) 21 ngày đối với tất cả những người từ TP Hồ Chí Minh đến tỉnh Đồng Nai tính từ ngày rời khỏi TP Hồ Chí Minh (trừ các đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly khác theo hướng dẫn của ngành y tế).
Đồng thời UBND tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị trong thời gian này yêu cầu cán bộ công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh không đến TP Hồ Chí Minh, trừ trường hợp đặc biệt phải được thủ trưởng cơ quan đồng ý bằng văn bản. Tạm dừng các hoạt động vận chuyển hành khách từ Đồng Nai đi TP Hồ Chí Minh và chiều ngược lại. Các trường hợp không khai báo, không chấp hành sẽ bị xử phạt nghiêm.
Ngay sau ban hành quy định ngăn chặn, cách ly người từ TP Hồ Chí Minh đến Đồng Nai và ngược lại nói trên đã nhận được phản ứng từ dư luận xã hội. Đặc biệt từ phí những cơ quan và công dân đang là việc liên quan đến địa bàn TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã triển khai thực hiện các chốt kiểm soát hoạt động trên toàn tỉnh nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19
Chiều 4/6/2021, Trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh Hứa Quốc Hưng đã gửi công văn hỏa tốc để ''cầu cứu'' UBND TP Hồ Chí Minh, nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp khi thực hiện công văn số 6180/UBND-KGVX do UBND tỉnh Đồng Nai ký ban hành vào trưa cùng ngày.
Trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh Hứa Quốc Hưng nêu thực tế hiện nay có khoảng hơn 6.000 người lao động cư trú trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Số lao động này hàng ngày di chuyển đến các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN): Cát Lái, Linh Trung, Bình Chiểu, Lê Minh Xuân 3, Đông Nam thuộc TP Hồ Chí MInh để làm việc. Đồng thời có rất nhiều hàng hóa xuất nhập qua Cụm cảng Cái Mép Thị Vải, hàng hóa vận chuyển qua lại giữa Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh. Trong đó có nguồn nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp trong KCX-KCN thuộc TP Hồ Chí Minh.
Việc thực hiện các nội dung nêu tại công văn số 6180/UBND-KGVX của UBND tỉnh Đồng Nai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp. Việc lưu thông hàng hóa và di chuyển của người lao động sẽ gặp khó khăn, khả năng sẽ không đảm bảo duy trì sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCX-KCN thuộc TP Hồ Chí Minh.
Do đó, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh xem xét và có ý kiến với UBND tỉnh Đồng Nai để kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên.
Trong khi đó, không ít người dân, người lao động thật sự băn khoăn trước quy định từ phía lãnh đạo Đồng Nai. Họ cho rằng quy định này mang tính “đánh úp” chớp nhoáng, “ngăn sông cấm chợ”, gây khó khăn và tổn thất lớn trong việc đi là, làm việc, hoạt động kinh tế…