|
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Đồng thời điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng (theo năm sản xuất) không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường để đề xuất tiến hành thu hồi xử lý.
Việc thống kê, phân loại sẽ được chia theo khu vực (quận, huyện), niên hạn, chủng loại toàn bộ xe máy trên địa bàn TP; tiếp đó sẽ xác định vị trí bãi tập kết tiêu hủy xe máy khi tiến hành thu hồi phương tiện giao thông thải loại.
Giai đoạn 2, thu hồi, tiêu hủy phương tiện xe máy cũ không đủ tiêu chuẩn; ban hành cơ chế hỗ trợ khi thu hồi phương tiện, có thể kéo dài đến năm 2030.
Giai đoạn 3, từ 2025 - 2029, thí điểm dừng hoạt động của xe máy theo giờ, theo ngày tại một số tuyến trục chính, một số khu vực trung tâm của TP. Việc thí điểm sẽ được quan sát, đánh giá tỉ mỉ tất cả các khía cạnh tác động đến đời sống Nhân dân để từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Giai đoạn cuối cùng, năm 2030, Hà Nội có thể phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy cho phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng; dừng hoạt động đối với xe máy trên địa bàn các quận nội thành.
Các chuyên gia nhìn nhận, việc lập lên một lộ trình cụ thể, rõ ràng là bước đi quan trọng, cần thiết để hướng tới mục tiêu quản lý tốt phương tiện cá nhân trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là xe máy.
Việc hạn chế, tiến tới dừng hoạt động của xe máy trong khu vực trung tâm TP nên áp dụng song song cả 2 biện pháp, khuyến khích và kiểm soát. Bên cạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu và hưởng ứng nên có những chế tài từ mềm đến cứng, từ thu phí lưu thông vào nội đô đến cấm hẳn xe máy trên một số trục chính.
Ngoài ra, mạng lưới vận tải công cộng cũng cần được chú trọng phát triển đồng bộ để đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, nhất là khi bắt đầu hạn chế hoạt động của xe cá nhân.