Thứ 5, 10/10/2024, 01:58 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Đại án 9.000 tỷ: Hậu quả là tất yếu khi bổ nhiệm lãnh đạo như thế

Đại án 9.000 tỷ: Hậu quả là tất yếu khi bổ nhiệm lãnh đạo như thế
(Tieudung.vn) - Lãnh đạo điều hành từ Chủ tịch HĐQT, TGĐ đến các nhân viên đều không được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cũng như không có năng lực, kinh nghiệm làm việc, hậu quả thiệt hại hơn 9.000 tỷ đối với VNCB là điều tất yếu.

Mô tả ảnh
Phạm Công Danh Phạm Công Danh - người không được đào tạo chuyên ngành ngân hàng, thậm chí còn có hành vi sử dụng bằng giả vậy mà vẫn được bổ nhiệm làm Chủ tịch VNCB.

Từ lãnh đạo không có năng lực

Từ cả Phạm Công Danh đến Phan Thành Mai đều không được đào tạo nghiệp vụ chuẩn cũng như không có kinh nghiệm quản lý về lĩnh vực tài chính ngân hàng, vậy mà vẫn được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT cũng như Tổng giám đốc.

Nhìn lại quá trình vụ án, ngay từ ngày xét xử đầu tiên (ngày 29/7/2016), HĐXX đã thẩm vấn chuyên ngành đào tạo của Phạm Công Danh. Bị cáo khai mình học ngành quản trị kinh doanh, nhưng không nhớ học trường nào, khoá nào, học các môn gì, thời gian học ra sao…(!)

Sau đó, HĐXX công bố bằng phô - tô cử nhân quản trị kinh doanh số A1825, do trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cấp mà nộp trong hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước để được làm Chủ tịch HĐQT của VNCB. Tuy nhiên, đối chiếu với sổ cấp bằng của trường đại học này thì không có sinh viên nào tên là Phạm Công Danh. Và Chủ toạ phiên toà đã đề nghị xem xét để xử lý về hành vi sử dụng bằng giả của bị cáo Phạm Công Danh!

Trong vụ án này, Phạm Công Danh là người chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Theo cáo trạng và thẩm vấn tại tòa cho thấy, lợi dụng việc nắm quyền chi phối khi đại diện cho nhóm cổ đông Thiên Thanh, chiếm gần 85% số cổ phần và là Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát và các chi nhánh của ngân hàng này thực hiện các hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho Nhà nước trên 9.000 tỷ đồng.

Để thực hiện hành vi trên, người giúp sức đắc lực cho Phạm Công Danh là Phan Thành Mai, nguyên Tổng giám đốc VNCB – người cũng không được đào tạo về lĩnh vực ngân hàng, không hề có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, nhưng lại được Danh giao viết đề án tái cơ cấu ngân hàng này.

Trong khi đó theo quy định tại Điều 50, đối chiếu với Luật Các tổ chức tín dụng quy định tiêu chuẩn, điều kiện thời gian làm tổng giám đốc ngân hàng thì bị cáo Phan Thanh Mai không có đủ năng lực, cũng như hoàn toàn không có đủ một điều kiện nào để ngồi vào vị trí Tổng giám đốc VNCB. Vậy mà Phan Thành Mai vẫn được Danh bổ nhiệm vào vị trí quan trọng này?

Cụ thể, Phan Thành Mai không có đủ 5 năm làm người điều hành của Ngân hàng; không có đủ 5 năm làm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định, quy định của ngân hàng thương mại thời điểm đó là 3.000 tỷ đồng; Mai cũng không có đủ 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, hoặc kiểm toán...

Có thể nói, một ngân hàng được lãnh đạo bởi một Chủ tịch HĐQT - Phạm Công Danh, (người không được đào tạo chuyên ngành ngân hàng, thậm chí còn có hành vi sử dụng bằng giả) kết hợp với việc điều hành của một Tổng Giám đốc - Phan Thành Mai, (là người tuy được đào tạo ở nước ngoài, nhưng là chuyên ngành xây dựng - kiến trúc), nên giai đoạn 2012-2014, khiến VNCB không thể kiểm soát hoạt động, mất cân đối thanh khoản nghiêm trọng… là điều dễ hiểu.

Không những thế, các lãnh đạo này lại còn bày ra nhiều thủ đoạn nhằm có tiền “đắp vá” cho hoạt động ngày càng xuống dốc không phanh của ngân hàng. Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và thẩm vấn tại phiên toà đã làm sáng tỏ nhiều hành vi của liên minh lãnh đạo VNCB khi ấy như: lập hồ sơ khống để rút tiền; thành lập hơn chục công ty “ma” với những giám đốc “hờ” chỉ để vay tiền, rút ruột ngân hàng; chi lãi suất vượt trần quy định; nâng khống giá trị tài sản thế chấp…

Mặc dù, các lãnh đạo cao nhất của VNCB nuôi giấc mộng thành lập một ngân hàng chuyên về xây dựng và là chính đáng. Nhưng họ rất thiếu, rất yếu về nghiệp vụ, không có kinh nghiệm quản lý ngân hàng. Hệ quả tất yếu của giấc mộng đó là…nhà tù. Đây là nơi để những bị cáo này có thời gian ngẫm nghĩ và nhận thức rằng, hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành đặc biệt, cần được đào tạo cơ bản đúng chuyên môn, có kinh nghiệm và trên hết là phải thực thi điều hành, quản lý, quản trị ngân hàng đúng pháp luật.

Mô tả ảnh
Phan Thành Mai - người được đào tạo về chuyên ngành xây dựng - kiến trúc, không có kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhưng vẫn được xếp vào vị trí Tổng giám đốc VNCB.

… Đến nhân viên cũng chưa một lần được đào tạo nghiêp vụ

Thời điểm đó, không tin tưởng vào những người cầm lái VNCB, đã có khoảng 300 cán bộ trên ngân hàng, dưới chi nhánh đã lần lượt ra đi. Nhân sự thiếu trầm trọng, có thời điểm, ban lãnh đạo của ngân hàng chỉ còn 2 đến 3 người.     

Những lãnh đạo cao nhất của VNCB có xuất thân như thế thì thật dễ hiểu tại sao quy trình hoạt động, đặc biệt là việc cho vay vốn của ngân hàng này lại dễ dàng vi phạm pháp luật đến thế.

Nhiều người tham dự phiên toà còn thấy rõ hoạt động tuỳ tiện, chủ quan của ngân hàng này khi đó như: lập quỹ dự phòng trên sổ sách, ký biên bản họp hội đồng quản trị mà không hề họp, thường xuyên chỉ đạo miệng, việc ghi sổ tay thay chứng từ, việc “mượn tạm” số tiền lên đến trên 63 tỷ đồng do ngân hàng “đói” quá và mong hội đồng xét xử “thông cảm”…; đặc biệt, chứng kiến hành động quát của Phạm Công Danh.

Hành vi của các bị cáo Phạm Công Danh và Phan Thành Mai đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; tội “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, quy định tại các điều 165, 179 Bộ luật Hình sự, đã gây hậu quả nặng nề và làm ảnh hưởng đến tiền tệ, đến uy tín của ngành ngân hàng.

Cũng liên quan công tác đào tạo, đào tạo lại nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, tại phiên tòa, Nguyễn Quốc Sơn, nguyên nhân viên tín dụng VNCB khai nhận, bị cáo và các nhân viên trong suốt những năm làm việc không được tham dự một lớp học nghiệp vụ nào.

Rõ ràng đây cũng là một lỗ hổng trong hoạt động ngân hàng, bởi lĩnh vực này đòi hỏi phải luôn phải cập nhật chủ trương, chế độ, chính sách, văn bản chỉ đạo của cấp trên.  

Một lỗ hổng nữa trong công tác cán bộ ở vụ đại án này, đó là vai trò, trách nhiệm của các cá nhân Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Tổ Giám sát tại Ngân hàng Xây dựng vào thời điểm bị kiểm soát đặc biệt đối với các giao dịch từ 5 tỷ đồng trở lên.

Về phần này, cơ quan điều tra đã tách riêng trong một vụ án khác. Tại phiên toà sơ thẩm, hội đồng xét xử cũng đưa ra nhiều kiến nghị đối với Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an), Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật đối với nhiều cá nhân liên quan.

Tags:
4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Bà Trương Mỹ Lan bất ngờ
(Tieudung.vn) Tại phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB, bà...
 
Lừa đảo liên quan đến game trực tuyến
(Tieudung.vn) Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, việc các vật phẩm...
 
Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa gần 30 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Ngày 28/9, thông tin từ Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, lực lượng công...

Muôn màu

Tử vi ngày 10/10/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vã
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 10/10/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Tử vi ngày 9/10/2024 của 12 cung hoàng đạo: Ma Kết gặp một số khó khăn trong công việc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ tư ngày 9/10/2024 của 12 cung hoàng đạo, Ma Kết sẽ gặp...
 
Thời tiết ngày 8/10/2024: Bắc Bộ sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng
(Tieudung.vn) Thời tiết ngày 8/10/2024, Bắc Bộ có mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù,...

Du lịch - Ẩm thực

6 đặc sản của mùa Thu Hà Nội
(Tieudung.vn) Đến Hà Nội vào mùa Thu, du khách không chỉ được đắm mình trong vẻ đẹp lãng mạn...
 
6 loại đồ uống buổi sáng giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
(Tieudung.vn) Các loại nước như: nước chanh, trà gừng, nước ép nha đam... là những loại thức uống bạn...
 
Du lịch trang trại:
(Tieudung.vn) Mô hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái, hay du lịch sinh thái nông...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.86842 sec| 902.273 kb