Trước cuộc đời quân ngũ lẫy lừng và tình cảm sâu nặng nói trên, ngày 26/9 tại TP Hồ Chí Minh trong không khí ấm cúng cùng đồng đội và người bạn đời của mình, Trung tướng Lê Nam Phong vui mừng đón nhận tác phẩm “Hát tặng Tướng Lê Nam Phong” do Đại tá – Nhà báo Trần Thế Tuyển khắc họa về ông qua bài thơ “Người lính Cụ Hồ” được nhạc sĩ Lê Huy Tập phổ nhạc thành bài hát “Hát tặng Tướng Lê Nam Phong”.
Người lính ấy ra đi từ đất quê nghèo
Điệu ví dặm xứ Nghệ làm hành trang chiến sĩ
Cơm nắm muối vừng rèn luyện ý chí
Tướng lừng lẫy mà lòng bình dị sáng trong
Người lính ấy đi qua biết bao chiến trường
Những Điện Biên, Phước Long, Xuân Lộc
Suối Nước Trong, Đồng Nai, Dinh Độc Lập
Nông Pênh, Cao Lộc, Hà Giang…
Người lính ấy hào hùng được bộ đội đặt tên
Đại đội trưởng trọc đầu đánh Độc Lập Điện Biên
Trung đoàn trưởng bình toong rừng miền đông anh dũng
Tướng Nam Lữa lại dịu dàng đầm ấm
Người lính Bác Hồ là Lê Nam Phong
Là bài ca chiến thắng lẫy lừng.
Buổi ra mắt tắc phẩm về Trung tướng Lê Nam Phong. |
Nói về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Đại tá Trần Thế Tuyển chia sẻ: Trung tướng Lê Nam Phong có ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi rất nhiều. Cách đây khoảng gần 30 năm, tôi làm Phó trưởng đại diện báo Quân đội Nhân dân và trong một lần về trường Lục Quân 2, khi đó Trung tướng Lê Nam Phong làm Hiệu Trưởng. Đúng dịp này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới thăm trường Lục Quân 2 và tôi được chứng kiến cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa tướng Lê Nam Phong Tướng Giáp. Trong cuộc gặp này Trung tướng Lê Nam Phong thốt lên rằng “Anh cả ơi chúng em thương anh quá”. Trong không khí bồi hồi, xúc động Tướng Giáp đã kể lại rằng, cái tên “Đại đội trưởng trọc đầu” mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt cho ông một phần để đánh dấu ý tưởng cạo trọc để đỡ vướng khi luồn sâu trong lòng đất đào hào vừa tránh được địch túm tóc khi đánh giáp lá cà.
Một lần nọ, Tướng Nam Phong về Hải Hậu (Nam Định) thăm người đồng đội cũ của mình là Trung tá Vũ Bổng là trung đoàn trưởng, cấp dưới của ông. Khi về thăm vào lúc nửa đêm mùa đông, thấy cấp dưới của mình sống một cuộc sống thiếu thốn, mùa đông nhưng không đủ áo ấm để mặc. ông lập tức cởi bộ quân phục của mình đang mặc trao cho Vũ Bồng và lặng lẽ ngồi lên xe UAZ (U-oát) phóng thẳng về Quân Đoàn 1, đang đóng ở Bỉm Sơn.
Lần khác, Nhà báo Đinh Phong - em trai một bác sĩ đồng đội giữa trận mạc chỉ có chiếc dao găm tự vệ, ông Năm Phong liền cởi nguyên thắt lưng trang bị của mình, bao gồm cả súng ngắn và bình toong... tặng cho anh phóng viên chiến trường. Nhà báo Đinh Phong xúc động vừa nói xong lời cảm ơn đã thấy ông Năm bảo: “Đưa lại thắt lưng cho tao”. Nhà báo Đinh Phong cứ ngỡ ông Năm “đòi” lại tất cả, nhưng ông Năm chỉ lấy lại cái “bảo bối” bình toong, còn trao hết cho nhà báo Đinh Phong.
Điều đó cho thấy, Tướng Năm Phong không chỉ là một tướng lĩnh giỏi, quyết liệt ngoài mặt trận, trong cuộc sống hàng ngày ông còn là một người ông, người bố, người anh vĩ đại, có một trái tim nhân hậu đầy nghĩa tình đồng đội.
Theo ông Thiếu tướng Nguyễn Viết Khai - Ngày đó, khi học viên học xong thì không ở lại đơn vị công tác mà về quê ở do điều kiện cuộc sống trong quân ngũ quá khó khăn. Tướng Nam Phong biết được việc này, đã xin chủ trương cho xây nhà trẻ, trường tiểu học, trường trung học, xin đất xây nghĩa trang cho đồng đội,… Ông lo cho cả một vòng đời của chiến sĩ, từ khi đẻ ra đến khi trở về với cát bụi.
Trung tướng Nguyễn Văn Thái – Phó chính ủy sư đoàn 7 chia sẻ: Ông rất ngưỡng mộ người đồng đội Năm Phong, ngày trường sĩ quan Lục Quân 2 lên trường Đại học là một nỗ lực, mong ước rất lớn Trung tướng Lê Nam Phong. Theo quy định khi trường lên đại học thì cán bộ, giảng viên phải hoàn thiện về trình độ giảng dạy từ kinh nghiệm thực tiễn đến bằng cấp. Ông đành sáng kiến ra việc mời giáo viên về trường dạy, trong thời gian ngắn thì trường sĩ quan Lục Quân 2 đã hoàn thiện trình độ học vấn đại học và sau đại học. Đó là một sự quan tâm rất đặc biệt dành cho đồng đội, cấp dưới của mình.
Với huy hiệu 70 năm tuổi đảng, Trung tướng Lê Nam Phong đã để lại cho thế hệ trẻ nhiều những bài học sâu sắc, những người đồng chí, đồng đội đầy ắp những ký ức hào hùng khắc cốt ghi tâm.