Sáng sớm ngày thứ 7 (17/12), theo lịch hẹn tôi có mặt ở địa điểm tập trung để cùng đoàn lên đường. Tới nơi hẹn, tôi đã thấy sự có mặt của trưởng đoàn - Bác sĩ Lê Hoàng Sang, Phó GĐ Viện Pasteur TP HCM cùng phó đoàn - dược sĩ Nguyễn Minh Trường GĐ -Trung tâm dược Phúc Thiện và 10 bác sỹ, dược sĩ, y sĩ và các nhà hảo tâm. Được biết, đoàn đã mang theo “cơ số thuốc” trị giá 50 triệu đồng để cấp phát miễn phí cho người nghèo nơi đoàn đến là xã Tân Lộc, huyện Bảo Lâm.
Bà con nhân dân tập trung tại Trung tâm y tế xã Lộc Tân để được khám bệnh và nhận thuốc miễn phí |
Theo anh Bùi Xuân Quang, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Tân Lộc, chương trình khám bệnh phát thuốc của đoàn đã được thông qua Đảng ủy, UBND và Mặt trận xã từ trước. Thế nhưng, từ sang sớm hôm nay tôi cùng các cán bộ xã đã tất tả gọi điện đôn đốc bà con các tổ tập trung đúng giờ để đoàn khám bệnh. “Mấy hôm rồi trên này mưa sụt sùi, hôm nay nắng đẹp, chắc bà con còn tranh thủ ra rẫy sớm, nên quân số sẽ tập trung khó đủ. Số lượng phát thẻ cho các hộ dân khám bệnh và cấp thuốc miễn phí kỳ này là 450 phiếu”, anh Quang phân bua.
Lộc Tân có 1670 hộ dân, với 6873 nhân khẩu, trong đó có 5.700 hộ là dân tộc ít người của 32 dân tộc anh em, (trong đó Châu Mạ chiếm 50%), Tày, Nùng, Mường,Ch ro, K,ho…đa số làm nông nghiệp, đời sống còn khó khăn vất vả.
Bác sĩ khám bệnh cho người dân. |
Chọn Trung tâm y tế xã làm địa điểm khám bệnh của đoàn khá thuận tiện. 8 bàn làm việc được triển khai khẩn trương: bàn đăng ký danh sách, bàn cấp giấy khám, khu vực cấp thuốc do dược sĩ GĐ Trường trực tiếp phụ trách; 5 bàn khám bệnh do các bác sĩ: Bác sĩ Lê Thị Hiền-Trưởng khoa nội nhi; BSLê Hữu Tri BV Bảo Lâm: Bác sĩ Trần Văn Dũng-Trung tâm y tế Bảo Lâm…Bác sĩ Trần Quang Ngọc -Chánh văn phòng Viện Pasteur TP HCM; Thạc sỹ-Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh Tuấn-Phó trưởng khoa xét nghiệm sinh học Lâm sang đảm trách. Sự phối hợp nhịp nhàng và chuyên nghiệp giữa các bác sĩ-thầy thuốc của TP.HCM và Bảo Lâm khiến “tiến độ khám” nhanh chóng và thuận tiện, được bà con hài lòng.
Ông Lê Văn Duyệt 87 tuổi-55 năm tuổi Đảng, Thôn 3, bị đau thần kinh tọa với thoái hóa cột sống cổ. Ông Duyệt nói: Các bác sĩ rất tận tình, quan tâm; căn dặn tỷ mỷ khi dùng thuốc cho dân,tôi rất vui. Anh K Tâm đến khám với khuôn mặt đầy băng trắng, anh nói giọng lơ lớ: Mình mới bị té khi đi làm ở rẫy do mưa trơn. Bác sĩ cho mình khám trước được không? Mọi người dân vui vẻ nhường anh khám trước. Cụ bà Bùi Thị Phìn, dân tộc Mường vui vẻ kể: 2 lần trước được khám bác sĩ cho thuốc đỡ đau ngay. Lần này tôi rất vui vì chắc sẽ khỏi bệnh thôi! Bà K Để thì cho biết, thấy cán bộ thông báo, tôi thấy mình đang bị đau khớp gối, đau lưng nên xin được phiếu khám mừng lắm.
Vợ chồng ông Lê Văn Bé (ngồi ghế) cùng tác giả - Đại tá, nhà báo Nguyễn Sĩ Bình |
Trong số người dân đến khám bệnh, có cặp vợ chồng già khoảng hơn 80 tuổi khiến tôi chú ý, bởi thần thái ung dung, phúc hậu. Đó là ông Lê Văn Bé (81 tuổi, quê gốc Củ Chi, TP.HCM) vợ là bà Nguyễn Thị Thiệu, 80 tuổi. Ông Bé cho biết, ông tham gia đánh gặc Pháp từ năm 1951, sau tập kết ra miền Bắc, đến 1962 thì trở về Nam chiến đấu tại Ban binh vận Miền Đông. Ông là chính trị viên Đại đội 1, Tiểu đoàn 14 (hoạt động tại Tây Ninh) đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang . Năm 1965 ông bị thương bởi mảnh M79 ở hông trái. Năm 1976 ông xuất ngũ với quân hàm Đại úy, về cùng gia đình ở Đồng Nai.
Cũng năm đó, do nhà bên cạnh để xăng dầu đã bị cháy và cháy lan sang nhà ông. Đứa con trai 5 tuổi của ông đã bị chết, các giấy chứng nhận xuất ngũ của ông cũng bị cháy mất. Vì thế, đến nay, vì “thiếu cái giấy xuất ngũ ấy” mà cơ quan chức năng không thể giúp ông làm thủ tục hưởng chế độ đãi ngộ của Nhà nước với người có công với cách mạng.
“Bây giờ tôi vẫn được Nhà nước cấp mỗi tháng 240 ngàn đồng đấy! Đây chính là tiền cho người cao tuổi từ đủ 80 trở lên”, ông Bé cười nói với tôi. Tôi thấy ông cười mà trong lòng chạnh buồn và tự hỏi: Chẳng lẽ “Quy định của chế độ ta máy móc đến thế sao”? Sao nỡ để một con người phúc hậu nhường kia, đã hy sinh cả tuổi trẻ và gần cả cuộc đời cho cách mạng - vì nhân dân lại phải chịu thiệt thòi một mình?...
Các thầy thuốc cùng nhà hảo tâm trong đoàn khám bệnh chụp ảnh lưu niệm chuyến đi. |
Lúc này đã 11 giờ 30 phút, Bác sĩ Nghĩa-Giám đốc Trung tâm y tế Lộc Tân nói với tôi: Chắc bà con không đến nữa rồi nhà báo ơi. Vì một số người nhận phiếu khám nhưng có thể tranh thủ ngày đẹp trời tranh thủ đi rẫy, làm vườn…Người cuối cùng là chị K Thời, Thôn 2. Chị nói vừa tranh thủ đi rẫy, nên đến muộn. Chị đề nghị được khám cả cho con gái gần 2 tuổi bị ho. Mặc dù đoàn đang chuẩn bị “thu gom đồ đạc để rút quân”, nhưng Bác sĩ Tuấn đã cho khám bệnh và cấp thuốc cho mẹ con chị K Thời.
Chứng kiến buổi khám bệnh, tôi thấy nhiều bà mẹ mang cả con, cháu cùng đến khám “chung một phiếu”, nhưng đều được các bác sĩ vui vẻ, tận tình khám và cấp thuốc đầy đủ. Cuối buổi, Bí thư Quang xúc động nói lời cảm ơn Đoàn thầy thuốc-bác sĩ từ TP HCM và huyện Bảo Lâm đã quan tâm chăm lo sức khỏe cho bà con xã nhà.