Mối tình xuyên biên giới
Cặp đôi chồng Đức vợ Việt - Marco Kranz và Trần Thị Huệ quen nhau từ khoảng năm 2018-2019, khi ấy Huệ đang làm cho một công ty của Hà Lan chuyên về lĩnh vực nông nghiệp còn anh chàng người Đức- Marco Kranz là một kỹ sư công nghệ thông tin. Chuyện tình của chàng kỹ sư công nghệ thông tin người Đức và cô kỹ sư nông nghiệp người Việt bắt đầu từ đây.
Marco Kranz và Trần Thị Huệ giới thiệu các sản phẩm được trồng theo hướng hữu cơ của mình tại cửa hàng Organica
Sau khi sang thăm Việt Nam và được tiếp xúc với gia đình bạn gái cũng như tiếp xúc với văn hóa, con người Việt Nam, Marco Kranz và Trần Thị Huệ tổ chức đám cưới và sau đó cả hai quyết định về Việt Nam sinh sống. Với lòng đam mê nông nghiệp Huệ và Marco Kranz đã quyết định làm nông nghiệp theo hướng hữu cơ tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
Từ những ý tưởng của vợ triển khai thực hiện, anh chàng kỹ sư công nghệ thông tin đã giúp vợ thiết kế các phần mềm và quy trình chăm sóc cây trồng một cách khoa học. Hiện nay, cặp đôi này đã có 2.500 mét vuông vườn trồng dâu tây theo hướng hữu cơ tại Đà Lạt. Vườn dâu tây này cũng là vườn thử nghiệm và đã thành công, tiền đề để họ chuẩn bị cho một trang trại trồng dâu tây và các loại rau, trái chất lượng cao, rộng lớn sắp tới kết hợp cùng Organica trong năm 2022 này.
Thu hoạch dâu tây tại vườn của đôi vợ chồng Đực - Việt
Đây là một trong những vườn dâu hiếm hoi của Việt Nam canh tác hoàn toàn bằng phương thức hữu cơ (vì dâu rất khó trồng và chăm sóc do sâu bệnh). Chất lượng của những trái dâu này đã được khách hàng kiểm chứng và đánh giá cao. Và Organica tự hào là đơn vị đồng hành cùng vườn dâu này ngay từ những ngày còn trong ý tưởng.
Theo chị Huệ, những trái dâu tây để canh tác hữu cơ hoàn toàn không đơn giản, những loại trái cây được đo độ ngon bằng độ ngọt ngào khi canh tác theo hướng hữu cơ sẽ gặp những khó khăn. Yêu cầu kỹ thuật và chăm sóc rất kỹ lưỡng.
Câu chuyện của chàng trai Đức bỏ công việc lập trình viên ở châu Âu sang Việt Nam định cư cùng bắt tay làm nông nghiệp. Không chỉ vườn dâu tây hữu cơ, kết quả của mối tình xuyên biên giới này còn là một bé trai kháu khỉnh mang hai dòng máu Đức - Việt. Khu vườn của đôi vợ chồng trẻ này được đặt tên là Max Organic, Max là tên của cậu con trai kháu khỉnh của họ.
Chuyên gia trong nông nghiệp hữu cơ
Chuỗi sự kiện Gặp gỡ nông dân của Organica là hoạt động mà Organica đã ấp ủ từ lâu. Tại sự kiện, Organica sẽ lần lượt mời những người nông dân mà họ đang hợp tác, hỗ trợ, đồng hành để canh tác hữu cơ trên nhiều vùng miền của Việt Nam đến để gặp gỡ và giao lưu với khách hàng. Tại đây, khách hàng sẽ được lắng nghe người nông dân trực tiếp làm ra những ngọn rau, hạt lúa, con cá, con tôm, quả cam, quả chuối… kể lại hành trình chuyển từ canh tác tiện lợi sang canh tác hữu cơ. Những khó khăn gặp phải trong con đường làm nông sản sạch, việc tiếp cận thị trường, làm thế nào để tuân thủ các quy định khắt khe về chuẩn sạch và chuẩn hữu cơ… mà cặp đôi Marco Kranz và Trần Thị Huệ là một ví dụ.
Khu vườn dâu tây 2500 mét vuông được trồng theo hướng hữu cơ của vợ chồng Marco Kranz và Trần Thị Huệ
Ngay từ khi thành lập vào năm 2012, Organica đã xác định rõ sẽ làm thực phẩm hữu cơ theo chuẩn quốc tế. Ngoài việc đầu tư trang trại để lấy chứng nhận hữu cơ của Mỹ và EU, Organica luôn quan niệm cần sự minh bạch và rõ ràng mới có thể có được niềm tin của người tiêu dùng khi mà thời điểm đó họ đang đối mặt với các vấn nạn về “thực phẩm bẩn”. Trang trại Long Thành (Đồng Nai) của Organica trở thành trang trại rau nhiệt đới đầu tiên của VN đạt chứng nhận hữu cơ của Mỹ và EU vào năm 2015, sau đó, lần lượt các trang trại ở Ba Vì, Lâm Đồng cũng đạt các chứng nhận này và duy trì cho đến nay.
Bên cạnh việc lấy chứng nhận, Organica luôn chú trọng đến việc minh bạch thông tin quy trình sản xuất và sản phẩm tới khách hàng bằng các quy trình truy xuất nguồn gốc, chương trình tham quan trang trại.
Ngoài các trang trại trực tiếp đầu tư, Organica còn hợp tác với nông dân ở nhiều địa phương để hỗ trợ cùng canh tác hữu cơ bằng nhiều hình thức khác nhau như hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu, tiêu thụ một phần sản phẩm, hỗ trợ quảng bá thương hiệu… cho nhà vườn, nông dân và trang trại hợp tác. Tại mỗi trang trại này, Organica đều đặt ra tiêu chí canh tác hữu cơ, không sử dụng các hóa chất cấm như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, trừ cỏ độc hại, không dùng giống biến đổi gene…, các trang trại phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm, ghi chép để truy xuất nguồn gốc…
Những cây dâu tây được lấy giống từ Nhật Bản về trồng tại vườn Max Organic của vợ chồng Marco Kranz - Trần Thị Huệ
Không có gì thực tế và rõ ràng hơn để hiểu về nguồn gốc sản phẩm, quy trình canh tác và chất lượng sản phẩm bằng việc hỏi chính người làm ra sản phẩm đó. Chính vì vậy, ngoài việc thông tin rõ ràng trên bao bì sản phẩm, Organica đã quyết định mời những nông dân sản xuất trực tiếp tới TP Hồ Chí Minh để gặp gỡ người tiêu dùng.
Tại đây, nông dân có thể chia sẻ mọi khó khăn, thuận lợi khi làm nông nghiệp hữu cơ, những mong muốn từ các nhà tiêu thụ và khách hàng nhằm ủng hộ phong trào nông nghiệp hữu cơ quy mô nhỏ của Việt Nam trong thời gian tới.
Tại đây, người tiêu dùng có thể hỏi mọi câu hỏi về thắc mắc, băn khoăn đến quy trình canh tác, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ đồng ruộng đến khi ra thị trường. Khách hàng cũng có thể hỏi về hành trình bước vào nông nghiệp hữu cơ của những nông dân này. Hay những người mong muốn sản xuất hữu cơ, có thể đến gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm, học hỏi cùng nhau để thị trường ngày càng có thêm nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.