Thứ 6, 22/11/2024, 14:58 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nỗi lo C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì 'đi vòng' quay trở lại thị trường

Nỗi lo C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì 'đi vòng' quay trở lại thị trường
(Tieudung.vn) - Đó là lo ngại của rất nhiều người khi quy trình giám sát thu hồi và tiêu hủy thực phẩm bẩn nói chung và những chai nước ngọt nhiễm chì nói riêng còn nhiều lỗ hổng.

Tù mù thông tin

Một quy trình cơ bản trong xử lý , nước giải khát bị phát hiện vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm thường qua các bước: kiểm tra, phát hiện, niêm phong, lấy mẫu xét nghiệm, xác định lỗi, công bố kết quả, thu hồi, xử lý… Chẳng hạn, sau khi công bố kết quả thanh kiểm tra, ngày 31/5, với sự chứng kiến của Thanh tra Bộ Y tế và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), 2 lô hàng nước C2 và Rồng Đỏ bị nhiễm chì với số lượng trên 10 tấn được giao cơ sở xử lý chất thải của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường VN (KCN Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên) tiêu hủy. công bố cũng cho thấy theo quy trình tiêu hủy, sản phẩm được tách vỏ và nước riêng biệt. Vỏ chai sau khi tách riêng sẽ được làm sạch đạt tiêu chuẩn rồi tái chế. Phần nước được xử lý tại trạm xử lý nước thải lỏng theo quy định về môi trường.

"Cần có cơ quan độc lập để giám sát việc xử lý, tiêu hủy, cơ quan đó không liên quan đến quyền lợi của nhà sản xuất, nhà quản lý nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đó không quay ngược trở lại người "

TS-BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học an toàn thực phẩm

Tuy nhiên, chuyên gia hóa thực phẩm Phạm Minh Duy đặt vấn đề: “Tôi không tin mọi lô hàng bị phát hiện sai phạm đều bị tiêu hủy 100%. Là , tôi hoàn toàn có quyền nghi ngờ rằng, nó có thể còn tồn tại bằng một con đường nào đó. Bởi nếu tiêu hủy, chắc chắn công ty vi phạm sẽ đưa tin vấn đề này rất rùm beng, thậm chí là cách để quảng bá lấy lại lòng tin cho người tiêu dùng. Nhưng ở đây thì thông tin về quá trình tiêu hủy rất hiếm hoi”. Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long cũng thừa nhận rằng bản thân ông thật sự chưa biết việc tiêu hủy các loại nước uống bằng cách nào. Ví dụ, đối với các thực phẩm rắn sau khi thu hồi, thường sẽ được chôn lấp và phủ chất hóa học để tiêu hủy hoặc một số loại sản phẩm khác sẽ bị đốt… Còn đối với những chai nước ngọt bị nhiễm độc chì, thì việc xử lý chất nước nếu không tốt sẽ càng gây nguy lại hơn cho môi trường. Riêng vỏ chai nếu được xử lý rồi tái chế cần phải được giám sát, kiểm tra chặt bởi có thể vẫn còn là nguồn lây nhiễm nguy hại cho người dùng. TS Ngô Trí Long phân tích thêm: Thông thường, sau khi có quyết định thanh kiểm tra phát hiện thực phẩm nhiễm chì, thì vấn đề xử lý gồm thu hồi và tiêu hủy rất quan trọng. Đối với mỗi sản phẩm khác nhau thì cách thức xử lý cũng khác. Vì vậy cần phải lập hội đồng giám sát thực hiện, gồm những ai, ở các đơn vị nào và phải được công bố công khai. “Nhưng dường như việc quy định giám sát, xử lý thực phẩm mất an toàn chưa được quy định rõ. Ví dụ việc tiêu hủy chôn lấp hay xử lý nước nhiễm chất độc không đúng chuẩn, gây ô nhiễm môi trường thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Làm không quyết liệt thì các sản phẩm này có thể lại theo một con đường nào đó quay lại mà bản thân người tiêu dùng hoàn toàn không biết. Vì vậy, việc công bố rõ ràng thông tin từng khâu thực hiện cho người tiêu dùng biết và yên tâm là cần thiết”, TS Ngô Trí Long nói.

Quy trình chưa rõ

Giải thích về quy trình giám sát, tiêu hủy thực phẩm mất an toàn, lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP.HCM cũng cho biết tùy từng trường hợp sai phạm mà có sự tham gia của cảnh sát môi trường hay không. Chẳng hạn, nếu vụ việc do cơ quan cảnh sát môi trường phát hiện, chính đơn vị này sẽ tham gia niêm phong, lấy mẫu xét nghiệm, công bố và giám sát tiêu hủy. Còn những vụ việc do doanh nghiệp và tiêu hủy hoặc do đơn vị quản lý khác phát hiện thì cảnh sát môi trường không tham gia giám sát. Chính doanh nghiệp tiêu hủy và đưa lại báo cáo cho các đơn vị quản lý.

Theo một chuyên gia trong ngành hóa thực phẩm, thực tế quy trình tiêu hủy còn có quá nhiều lỗ hổng. Đã có trường hợp ông chứng kiến, hàng hết hạn sử dụng, lẽ ra phải tiêu hủy 100% song doanh nghiệp đã “đi đêm” với đơn vị tiêu hủy và thay vì tiêu hủy cả 10 lô hàng thì chỉ thực hiện tiêu hủy 1 lô. Việc tiêu hủy cũng có đầy đủ băng hình ghi lại nhưng 9 lô hàng khác thì được đưa trở lại kho và dán hạn sử dụng mới rồi đưa ra tiêu thụ.

TS-BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học an toàn thực phẩm, cũng nhận định: Quy trình tiêu hủy và giám sát loại nước uống nhiễm chì hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt hướng dẫn về xử lý môi trường trong tiêu hủy, giám sát thế nào, ai giám sát… chưa có quy định rõ ràng mà mỗi nơi làm mỗi cách. Thực tế người tiêu dùng chưa biết việc tiêu hủy này thực hiện thế nào. Hiện tại, hàng phi thực phẩm nếu sai phạm, việc tiêu hủy sẽ do cơ quan quản lý môi trường giám sát thực thi. Hàng thực phẩm thường đơn vị quản lý an toàn thực phẩm và quản lý thị trường giám sát là chính song cũng không có quy định nào bắt buộc ai phải tham gia giám sát trong quá trình tiêu hủy đó.

Giao cho các đơn vị dịch vụ xử lý rác thải thực hiện thường khó kiểm soát hoặc “đầu voi đuôi chuột”. Vì vậy, việc giám sát phải làm chặt chẽ hơn nhằm tránh 2 trường hợp: Sản phẩm đúng ra bị tiêu hủy, nhưng đơn vị thực hiện tiết kiệm chi phí, chỉ cần đổ thẳng ra môi trường. Trường hợp thứ hai có nguy cơ cao nhất là đưa sản phẩm quay lại người tiêu dùng sau khi thay đổi nhãn mác. Hơn nữa, nước ngọt nhiễm chì thường xử lý tốn kém rất nhiều, nhiều hơn cả tiền mua sản phẩm, nên nguy cơ đổ thẳng ra môi trường để giảm chi phí là rất cao. “Cần có cơ quan độc lập để giám sát việc xử lý, tiêu hủy, cơ quan đó không liên quan đến quyền lợi của nhà sản xuất, nhà quản lý nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đó không quay ngược trở lại người tiêu dùng. Thứ hai, giữa quản lý thực phẩm và môi trường phải thống nhất một quy trình xử lý. Đặc biệt cần nêu rõ quy trình xử lý vào các văn bản luật có liên quan”, TS-BS Trần Văn Ký nhấn mạnh.

Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn

Theo quy định hiện hành, việc xử lý thực phẩm không đảm bảo an toàn bao gồm 4 hình thức. Đó là khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn; Thứ hai là chuyển mục đích sử dụng; Thứ ba là tái xuất; Thứ tư là tiêu hủy. Như vậy việc tiêu hủy cũng chỉ được quy định chung chung.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...
 
Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...

Muôn màu

Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Căng thẳng mùa deadline cuối năm: Làm gì để giảm stress, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày?
(Tieudung.vn) “Dù công việc gia tăng mỗi ngày nhưng mình có cách giảm stress, thích nghi với deadline gấp...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.82489 sec| 888.234 kb