Thứ 2, 25/11/2024, 20:05 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bình Phước: Cụ bà 81 tuổi kiện đòi 131m2 đất bị hàng xóm tranh chấp

Bình Phước: Cụ bà 81 tuổi kiện đòi 131m2 đất bị hàng xóm tranh chấp
(Tieudung.vn) - Dự kiến chiều 7/5, TAND tỉnh Bình Phước mở lại phiên tòa dân sự phúc thẩm xét xử vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) giữa nguyên đơn là cụ bà 81 tuổi đòi các bị đơn là những người hàng xóm phải trả lại diện tích 131m2 đất.

Đứng ra chỉ ranh, ký làm chứng rồi tranh chấp!

Nguyên đơn trong vụ án này là cụ bà Ngô Thị Khuy (SN 1940, ngụ đường Nguyễn Huệ, tổ 3, khu phố 1, phường Tân Đồng, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước). Các bị đơn gồm: Bà Nguyễn Thị Đổi (SN 1951), Ôn Thị Sa, Ôn Thị Sương, Ôn Thị Tuyết (các con bà Đổi), ông Phạm Toàn Thắng (SN 1961, tất cả cùng cư trú tại TP Đồng Xoài).

Theo nội dung vụ kiện, bà Khuy với bà Đổi là người sử dụng đất (SDĐ) liền ranh. Năm 1980, bà Khuy được anh ruột là ông Ngô Văn Nhàn cho hơn 1.400m2 đất. Ngày 16/10/1991, bà Khuy mua thêm khoảng 900m2 đất của ông Vũ Đình Căn. Việc mua bán chỉ làm giấy tay, do ông Căn chưa được cấp giấy CNQSDĐ. Khi mua đất của ông Căn đã có sẵn cây mít và cây điều làm mốc ranh giới giữa đất gia đình bà Đổi với ông Căn. Bà Khuy quản lý, sử dụng đến năm 2010, không xảy ra tranh chấp với gia đình bà Đổi và những người SDĐ giáp ranh. 

Bình Phước: Cụ bà 81 tuổi kiện đòi 131m2 đất bị hàng xóm tranh chấp

Cụ Ngô Thị Khuy trình bày với phóng viên báo Kinh tế và Đô thị về vụ kiện đòi 131m2 đất.

Tháng 10/2011, bà Khuy bán cho ông Nguyễn Văn Tới một phần diện tích (5m ngang, sâu hết đất khoảng 15,5m). Lúc này bà Đổi là người trực tiếp chỉ ranh đất giữa 2 nhà, xác định ranh giới từ gốc cây điều trở ra đường Nguyễn Huệ (nối dài). Đến khi làm giấy mua bán giữa bà Khuy với ông Tới, thì bà Đổi ký vào giấy mua bán. Ngày hôm sau, ông Tới đem cọc đến cắm mốc ranh giới phần đất đã mua, bà Đổi đứng ra tranh chấp với lý do trong phần đất bà Khuy bán cho ông Tới có một phần nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) do UBND tỉnh Bình Phước cấp cho hộ ông Ôn Văn Sanh (chồng bà Đổi). Từ đó xảy ra tranh chấp 131m2 đất giữa bà Khuy với bà Đổi và những bị đơn nói trên.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 19/2020/DS-ST ngày 13/7/2020 của TAND TP Đồng Xoài do thẩm phán Văn Phú Vinh làm chủ tọa (người này hiện đã bị điều chuyển), tuyên bác yêu cầu khởi kiện của bà Khuy với các lý do việc cấp giấy CNQSDĐ cho hộ ông Sanh với bà Khuy là đúng quy định; Ranh giới SDĐ giữa các bên không rõ ràng… Do đó bà Khuy kháng cáo bản án sơ thẩm số 19, vì thẩm phán đã xem xét, đánh giá chứng cứ không khách quan.

Bà Khuy bức xúc trình bày: “Theo chứng cứ tài liệu tòa thu thập, hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ của hộ ông Sanh và của tôi đều không có biên bản xác định ranh giới. Điều này vi phạm điểm 4 phần 2 Thông tư 346 ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính. Thế nhưng không hiểu vì sao thẩm phán Văn Phú Vinh lại kết luận việc cấp giấy CNQSDĐ là đúng pháp luật? Về nguồn gốc 131m2 đất tranh chấp theo kết quả đo đạc do Trung tâm kỹ thuật địa chính (TTKTĐC) tỉnh Bình Phước thực hiện ngày 11/11/2015, diện tích này nằm trong tổng diện tích đất tôi đã mua của ông Vũ Đình Căn vào ngày 16/10/1991”.

Nhiều chứng cứ, nhưng tòa sơ thẩm không đoái hoài

Cụ thể khi bà Khuy mua đất của ông Căn, có vị trí tứ cận: Phía Tây giáp đất của bà Khuy đang sử dụng với cạnh 27m; Phía Bắc giáp đường đi (hẻm cụt) với cạnh là 35m; Phía Đông giáp đường đi (hẻm cụt) nhà bà Đổi ông Sanh (đường gia đình bà Đổi sử dụng để đi ra ngoài) với cạnh là 25,5m; Phía Nam giáp đất nhà bà Dần với cạnh 35m.

Tại tòa sơ thẩm, ngoài bằng chứng là cây mít, cây điều làm ranh, bà Khuy còn đưa ra nhiều đoạn ghi âm, trong đó thể hiện bà Đổi thừa nhận ranh đất giữa 2 nhà là cây mít và cây điều trong ghi âm. Ngoài ra còn có lời khai của ông Lê Mạnh Hùng (nguyên cán bộ Văn phòng ĐKĐĐ thị xã Đồng Xoài) tại biên bản lấy lời khai ngày 28/7/2015 do thẩm phán Hoàng Thị Hải Yến thực hiện. Ông Hùng khai: “Khoảng năm 2010 hay 2011, tôi được phân công đo đạc diện tích đất của bà Ngô Thị Khuy, để bà Khuy chuyển nhượng một phần cho bà Phạm Thị Tuyết Anh (diện tích tôi không nhớ rõ), nhân tiện bà Khuy yêu cầu tôi đo lại toàn bộ thửa đất. Khi đo đến phần đất giáp ranh với đất của bà Đổi, tôi nhớ rõ bà Đổi xác định ranh đất giữa hai nhà phía giáp đường đất là cây mít và cây điều, phía giáp nhà ông Bùi Đức Tấn có ụ đất to (ụ mối). Lúc đo đất, hai bên còn vui vẻ”.

Bên cạnh đó còn có lời khai của ông Nguyễn Văn Tới ngày 16/5/2012, nội dung: “Ngày 22/10/2011, chị Ngô Thị Tuyến (cháu bà Khuy) dẫn tôi đến chỉ miếng đất. Lúc đó có cô Nguyễn Thị Đổi dẫn tôi đi chỉ ranh giới đất. Cô Đổi chỉ ngay gốc cây đã bị cưa khỏi mặt đất khoảng 10cm, và nói đây là gốc cây điều trồng ngay ranh giữa đất cô với cô Khuy. Tôi và chị Tuyến cùng cô Đổi kéo dây thước đo chiều dài là 15,7m, nhưng chị Tuyến bảo là làm giấy 15,5m thì tôi cũng thống nhất. Đến khoảng 18 giờ chỉều 22/10/2011, vợ chồng tôi đến nhà cô Khuy và có mời cô Đổi đến làm chứng, ký tên vào giấy mua bán. Tôi vớỉ cô Khuy thỏa thuận 1m ngang và sâu vô 15,5m là 65 triệu đồng, tôi mua 4m ngang giá 260 triệu đồng. Lúc đó tôi đưa cho cô Khuy 165 triệu đồng, còn lại 95 triệu đồng đến khi cô Khuy tách sổ xong thì tôi đưa đủ số tiền còn lại. Chiều ngày 23/10/2011, tôi mua 4 cây trụ đá đến cắm ranh thì cô Đổi không cho tôi cắm trụ vào điểm đã đo hôm trước, nên cô Khuy bảo tôi về đến khi giải quyết xong giữa hai bên thì đến cắm ranh”.

Thế nhưng, tất những chứng cứ này đã không được thẩm phán Văn Phú Vinh xem xét, không hỏi rõ để tìm ra sự thật? Chưa kể, tại biên bản lấy lời khai ngày 7/11/2014, bà Đổi khai nội dung: Ranh giới đất nhà bà Đổi với bà Khuy là ụ mối và cọc sắt do bà Đổi chôn ngay móng nhà bà Khuy xây ki-ốt.

Nhưng tại tòa sơ thẩm, bà Đổi khai ranh giới giữa đất bà với bà Khuy là… cái mương nước, do nước mưa chảy tạo thành. Bà Đổi cũng thừa nhận tiếng nói trong băng ghi âm là của bà, nội dung ghi âm bị cắt xén. Thế nhưng thẩm phán Vinh không hỏi bà Đổi có bản gốc băng ghi âm hay không mà biết bị cắt xén? Rồi lại kết luận ranh giới các bên không rõ ràng!   

Phiên tòa phúc thẩm cần đánh giá khách quan, toàn diện

Bà Khuy khẳng định bản án sơ thẩm số 19 căn cứ vào việc các bị đơn đã được cấp giấy CNQSDĐ để bác yêu cầu khởi kiện của bà là phi lý. Bởi lẽ, việc cấp giấy CNQSDĐ cho hộ ông Ôn Văn Sanh không biên bản xác dịnh ranh giới và theo kết quả khôi phục ranh giới, mốc giới hiện trạng SDĐ của bà Khuy (cụ thể là móng tường ki-ốt hiện tại do bà Khuy xây theo ranh do bà Đổi xác định) do Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Bình Phước thực hiện, thì trong phần đất bà Khuy xây ki-ốt theo chỉ ranh của bà Đổi, có các diện tích: 4m2 - 5,4m2 - 3m2 và 2,3m2 đã cấp giấy CNQSDĐ cho các thửa 19 - 37 - 91 và 92.  

Còn lời khai của ông Phạm Toàn Thắng ngày 31/10/2014, có nội dung: Năm 1997, ông Thắng mua của hộ ông Sanh mảnh đất có chiều rộng 6m, chiều dài hết đất. Lúc mua có đóng ranh bằng cọc sắt. Theo số liệu ghi trong hợp đồng chuyển nhượng giữa hộ ông Sanh với ông Thắng, chiều dài mảnh đất ông Thắng mua là 60m. Khi ông Thắng mua đất gia đình ông Sanh chưa được cấp giấy CNQSDĐ. Hiện nay, chiều dài đất của ông Thắng theo giấy CNQSDĐ tới 66,3m.

Từ những dẫn chứng trên, bà Khuy đề nghị Hội đồng xét xử tòa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bà. Tuyên sửa bản án dân sự sơ thẩm số 19/2020/DS-ST ngày 13/7/2020 của TAND TP Đồng Xoài.

Ngoài ra bà Khuy cũng đề nghị tòa phúc thẩm tuyên buộc các bị đơn phải trả lại diện tích đất của bà Khuy, và đề nghị tòa tuyên hủy các giấy CNQSDĐ của các bị đơn: Ông Phạm Toàn Thắng (41,5m2 đất), giấy CNQSDĐ vào sổ cấp QSDĐ số 00326 QSDĐ/830/QĐ-UB do UBND thị xã Đồng Xoài cấp ngày 5/4/2004. Bà Nguyễn Thị Đổi (38,3m2 đất), giấy CNQSDĐ số T00079 QSDĐ/2062/QĐ-UB do UBND tỉnh Bình Phước cấp ngày 7/9/2001. Bà Ôn Thị  Sa (19,1m2 đất), giấy CNQSDĐ số BB 2229291 do UBND thị xã Đồng Xoài cấp ngày 17/12/2010. Bà Ôn Thị Sương (17,1m2 đất), giấy CNQSDĐ số BB 222930 do UBND thị xã Đồng Xoài cấp ngày 17/12/2010. Bà Ôn Thị Tuyết (15m2 đất), giấy CNQSDĐ số BB 222931 do UBND thị xã Đồng Xoài cấp ngày 17/12/2010 (Tất cả số liệu đều là kết quả đo đạc của TTKTĐC tỉnh Bình Phước thực hiện ngày 11/11/2015). Cụ Khuy cũng đề nghị tòa phúc thẩm tuyên buộc bà Đổi, bà Sa, bà Sương, bà Tuyết tháo dỡ di dời bức tường đã xây trên phần đất tranh chấp, trả lại cho bà Khuy phần đất đã chiếm dụng.

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Mạo danh cán bộ ngân hàng tuyển dụng người nhân viên để lừa đảo
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội thông tin, thời gian qua, địa phương có hiện tượng lừa đảo qua...
 
Cẩn trọng với lời mời cho vay lãi suất thấp qua tin nhắn
(Tieudung.vn) Gần đây, các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến đang gia tăng, đặc biệt là hình...
 
Một viên chức ở Bình Dương xin phép xây nhà cho người ở...khi xây lại
(Tieudung.vn) Tháng 10/2020, HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết về quy định xây nhà nuôi chim...

Muôn màu

Tử vi ngày 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Bảo Bình hãy chú ý nghỉ ngơi
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Bảo Bình hãy chú...
 
Lễ hội Hoa hướng dương
(Tieudung.vn) Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách...
 
Tử vi ngày 25/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư có cơ hội để gia tăng thu nhập
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ hai ngày 25/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Song Ngư sẽ có...

Du lịch - Ẩm thực

Việt Nam tiếp tục được vinh danh là
(Tieudung.vn) Việt Nam vừa được Tổ chức Giải thưởng Golf thế giới (World Golf Awards) lần thứ 11 vinh...
 
Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.89574 sec| 904.875 kb