Sò điệp là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có nhiều cách chế biến khác nhau. Món sò điệp hấp miến là một trong những cách chế biến đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn, ngon miệng.
Bí quyết chọn sò điệp tươi ngon
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Muốn món ăn thành công, đầu tiên bạn cần biết một số bí quyết để chọn cho mình những con sò tươi và ngon nhất nhé:
Bạn nên chọn mua sò ở những cơ sở có địa chỉ uy tín và có nguồn gốc rõ ràng
Khi còn sống vỏ của sò sẽ khép mở một cách tự nhiên và khi chạm vào sò sẽ tự động khép miệng lại.
Bạn cũng nên chọn những con sò có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ.
Nếu bạn thấy sò ngậm chặt miệng lại và ngửi có mùi lạ thì không nên mua vì có thể đó là sò đã bị hỏng.
Cách hấp sò điệp để sò thơm ngon, không bị tanh
Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc hấp sò điệp. Sở dĩ nhiệt độ nước có thể quyết định đến chất lượng của món ăn này là vì sò điệp là một loại hải sản rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu nước quá nóng, sò điệp sẽ bị chín quá mức, thậm chí bị tanh và mất đi hương vị tươi ngon. Ngược lại, nếu nước không đủ nóng, sò điệp sẽ không chín đều, vị sẽ bị nhạt và không còn hấp dẫn.
Do đó, để đảm bảo chất lượng cho món sò điệp hấp, bạn cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ nước khi nấu. Thông thường, nhiệt độ nước nên được giữ ở mức trung bình, khoảng 90 - 95 độ C, đây là nhiệt độ đủ để sò điệp chín đều mà không làm mất đi vị tươi ngon của nó. Ngoài ra, để đảm bảo sò điệp được chín đều, bạn nên khuấy đều nước trong quá trình hấp.
Hấp sò dùng nước sôi hay nước lạnh?
Để có được món sò điệp hấp thơm ngon và giữ được hương vị đặc trưng của sò, bạn nên hấp sò điệp với nước sôi. Khi đưa sò điệp vào nước sôi, nhiệt độ cao sẽ làm cho sò chín đều và giữ được độ tươi của sò. Nếu bạn hấp sò điệp với nước lạnh, sò sẽ không chín đều và có thể bị dai hoặc mất đi hương vị đặc trưng của nó.
Bên cạnh đó, khi hấp sò điệp với nước sôi, bạn cũng có thể cho thêm một chút muối và rượu trắng vào nước để giúp sò thơm ngon hơn nhé!
Hấp sò điệp trong bao lâu
Thời gian hấp sò điệp phụ thuộc vào kích thước của từng con sò. Thông thường, để sò chín tới và giữ được độ tươi ngon, bạn nên hấp sò trong khoảng 5 - 10 phút cho đến khi sò mở hết vỏ. Nếu bạn hấp quá lâu, sò có thể trở nên dai và khó ăn. Ngoài ra, trong suốt quá trình hấp sò điệp, bạn nên đun với lửa lớn để có thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng và vi khuẩn có trong sò.
Tuy nhiên, để đảm bảo rằng sò điệp đã chín vừa phải, bạn nên kiểm tra chúng thường xuyên. Khi sò điệp mở vỏ, phần thịt sò sẽ lộ ra trắng tinh. Nếu sò điệp vẫn đóng kín hoặc thịt sò còn dính chắc vào vỏ, nghĩa là chúng chưa chín hoàn toàn và cần phải hấp thêm một chút nữa.
Tác dụng của sò điệp
Vi kết cấu dai và vị ngọt dịu, sò điệp là một lựa chọn phổ biến của những người yêu thích hải sản. Nếu bạn đang lo lắng về việc ăn thực phẩm này hoặc tò mò về việc ăn chúng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế, hãy xem những lợi ích sức khỏe ấn tượng này có được từ việc ăn nó.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Sò điệp rất giàu acid béo omega-3, chất béo lành mạnh có thể cân bằng mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Hàm lượng magie cao trong thực phẩm này giúp thư giãn các mạch máu, có thể làm giảm huyết áp và cải thiện lưu thông máu. Một nghiên cứu cho thấy những người có lượng magie thấp có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 54%.
Một nghiên cứu khác cho thất các acid béo có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm các cục máu đông dẫn đến đột quỵ.
Quản lý cân nặng
Hải sản này là một nguồn protein tuyệt vời. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu protein có thể giúp giảm cân vì nó khiến có thể cảm thấy no lâu hơn. Protein cũng thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể.
Ngoài ra, nó cũng chứa taurine và glycerin, các acid amin có thể ngăn ngừa tăng cân và béo phì.
Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B12
Thiếu hụt vitamin B12 trong chế độ ăn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như suy tim, cholesterol, đột quỵ, tiểu đường và nhiều bệnh lý khác.
Tuy nhiên, sò điệp lại chứa một lượng lớn vitamin B12 để đáp ứng hàm lượng hàng ngày cần cung cấp của cơ thể.
Tốt cho sức khỏe của tóc
Protein cần thiết cho sức khỏe của tóc và ngăn ngừa tóc hư tổn. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tóc. Protein cũng được sử dụng để sản xuất chất dưỡng tóc.
Cân bằng nội tiết tố
Phospho rất cần thiết để điều chỉnh sự cân bằng hormone trong cơ thể. Nó kích thích sức khỏe sinh sản. Nó điều hòa với các tuyến nội tiết và điều hòa sự hình thành hormone. Các loại hormone khác nhau đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề sức khỏe.
Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, thúc đẩy tái tạo tế bào, tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do,.