Chủ nhật , 06/04/2025, 22:18 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thái Bình: Bé 1 tháng tuổi tử vong do bị sặc sữa

Thái Bình: Bé 1 tháng tuổi tử vong do bị sặc sữa
(Tieudung.vn) - Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình cho biết, trong thời gian gần đây bệnh viện liên tiếp ghi nhận các trường hợp trẻ tử vong do sặc sữa. Trường hợp gần nhất là bệnh nhi mới chỉ 1 tháng tuổi.

Ngày 27/10, các bác sĩ Nhi Thái Bình cho biết khi tiếp nhận, bé đã trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, có dịch sữa ở đường miệng và mũi. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị sặc sữa, nhanh chóng tiến hành cấp cứu, tuy nhiên gia đình đưa đến viện không kịp thời nên bé không qua khỏi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thanh, Trưởng khoa Cấp cứu chống độc, cho biết sặc sữa là hiện tượng sữa trào ngược vào đường thở khiến khó thở, sặc sụa, tím tái... Sặc sữa tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hệ lụy, nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ để lại di chứng về não do thiếu oxy, nặng thì tử vong.

Nguyên nhân sặc sữa thường là người lớn để trẻ bú không đúng tư thế. Trong tư thế này, (đặc biệt là sữa) rất dễ lọt vào đường thở, gây tím tái và ngừng thở. Dấu hiệu nhận biết sặc sữa ở trẻ sơ sinh gồm: Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau bú) đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi; có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.

Thái Bình: Bé 1 tháng tuổi tử vong do bị sặc sữa

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa 

Việc xử lý sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa đúng cách là điều quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc sữa, người giữ trẻ cần ngay lập tức làm theo thứ tự các bước sau:

Bước 1:

Cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh và nhanh năm cái vào lưng trẻ nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống sữa ra khỏi đường hô hấp. Trẻ vẫn ho thì tức là đường thở chỉ bị tắc nhẹ. Sau đó, lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác.

Bước 2:

Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối hai vú 1- 2 cm. Lặp lại 5 đến 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục, da hồng hào trở lại.

Bước 3:

Kiểm tra lại đường thở bằng cách dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh, càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sặc sữa ở trẻ sơ sinh sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp do sữa tràn vào phế quản.

Bước 4:

Trẻ có biểu hiện ngừng thở: Sau kết hợp các biện pháp trên và khi đã hút sạch đường thở, mà trẻ vẫn ngừng thở thì phải kết hợp với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào và thấy lồng ngực hơi nhô lên. Hà hơi thổi ngạt khi trẻ có nhịp thở, sau đó phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện sặc sữa, trong khi cấp cứu trẻ tại nhà cần gọi ngay người hỗ trợ để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Cách phòng ngừa sặc sữa ở trẻ

Tư thế cho bú rất quan trọng. Theo đó, khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, phải cho trẻ bú từ từ, không vội vàng, nhất là trẻ còn yếu, sinh non tháng. Quan sát trẻ trong khi bú, tốt nhất là thấy được trẻ nuốt hết sữa ở miệng sau khi mút sữa.

Khi trẻ ho hoặc khóc phải ngừng cho trẻ bú ngay, để trẻ nuốt hết sữa ở trong miệng, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng. Nếu thấy chảy xuống quá nhiều, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống. Sau khi bú xong nên bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ, vỗ lưng nhẹ để trẻ ợ hơi từ trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ kích thích gây sặc sữa.

Với những trẻ bú bình, cần chú ý đầu núm vú cao su không quá rộng, tốt nhất đục 1 đến 2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho bú, mẹ nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, giúp trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi dùng thìa bón sữa, mẹ nên đổ từ từ, trẻ nuốt hết mới tiếp tục bón thìa khác.

Đặc biệt, sau khi trẻ bú no, không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà nên bế trẻ lên, cần chú ý bế trẻ thẳng đứng sau ăn khoảng 20-30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Cho trẻ ngủ ở tư thế đầu cao. Không quấn tã chật hoặc mặc đồ chật để tránh làm tăng áp lực ổ bụng, tránh tình trạng sặc sữa, trào ngược sau khi bú.

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật

Làm cộng tác viên online, người phụ nữ bị lừa hơn 700 triệu đồng
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở huyện Thường Tín, TP Hà Nội...
 
Hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh phục vụ việc xác minh, điều tra
(Tieudung.vn) Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Hoa hậu Nguyễn...
 
Khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục
(Tieudung.vn) Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố...

Muôn màu

Bí quyết phòng sốc nhiệt khi đi xe hơi trong ngày nóng
(Tieudung.vn) Những ngày gần đây, nhiệt độ tại các tỉnh miền Nam xấp xỉ 40 độ. Riêng với những...
 
Tử vi ngày 7/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử tài lộc khá tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ hai ngày 7/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, Song Tử tài lộc...
 
Lịch âm 7/4 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 7/4/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 7/4/2025? Lịch vạn niên 7/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...

Du lịch - Ẩm thực

Kịch tính, hấp dẫn giải bơi chải thuyền rồng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025
(Tieudung.vn) Giải Bơi chải Việt Trì mở rộng năm Ất Tỵ 2025 trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương...
 
Festival Phở năm 2025: Quy tụ phở ba miền Bắc - Trung - Nam
(Tieudung.vn) Ngày 3/4, Văn phòng UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 19/KH-VP về tổ chức Chương...
 
Ăn bánh cuốn xứ Thanh giữa lòng thành phố mang tên Bác
(Tieudung.vn) Là món ăn dân dã, được làm từ bột gạo, nhân tôm, thịt, mộc nhĩ. Bánh cuốn xứ...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.81151 sec| 868.977 kb