Bạn thường xuyên cảm thấy hoang mang, mất định hướng
Với những người chọn đúng nghề, họ luôn cảm thấy vững tin, kiên định với việc đã chọn. Dù công việc có những khó khăn xảy đến họ vẫn đón nhận và vượt qua. Thậm chí rất kiên trì nỗ lực vì biết rằng đó chính là mục tiêu, định hướng lâu dài của họ.
Tuy nhiên, với người chọn sai nghề lại là điều ngược lại. Họ luôn làm việc trong hoang mang, nhiều khi họ phân vân “Liệu mình đã chọn đúng nghề này hay chưa, nếu mình làm công việc khác sẽ tốt hơn không?”. Và họ bạn không tìm được mục đích, ý nghĩa công việc đang làm. Chính tâm lí này ảnh hưởng đến động lực làm việc khiến họ dễ nản lòng trước khó khăn.
Nếu như bạn gặp tình trạng trên thì hẳn bạn đã nằm trong số chọn sai nghề. Hãy suy nghĩ kĩ để tìm ra mục tiêu và định hướng của mình nếu như muốn công việc thu được thành quả.
Bạn không đạt được một thành tích nào
Trong công việc bạn đã cố gắng hết sức nhưng không mang lại hiệu quả như mong đợi, đây là dấu hiệu của việc chọn sai nghề. Biểu hiện rõ nhất đó là bạn nỗ lực, dành cả tâm trí, thậm chí làm thêm giờ nhưng hiệu quả công việc không cao. Bạn không được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá tốt mà còn nhận được những lời nhận xét tiêu cực. Có vẻ như công việc hiện tại không phải là sở trường của bạn.
Mặc dù thái độ làm việc tốt, nhưng công việc không phù hợp thì bạn nên nghĩ đến việc chuyển hướng ngành nghề, tham khảo các trang web việc làm ở TPHCM hay nhiều nơi khác để tìm được vị trí thích họp và có được thành quả tốt hơn.
Bạn chán nản, không có hứng thú khi bắt đầu công việc
Chán việc, không có chút hứng thú nào cũng là biểu hiện của chọn sai nghề. Ngoài các yếu tố như mức lương, môi trường làm việc, đồng nghiệp, cấp trên… thì chính tính chất công việc làm bạn cảm thấy không còn yêu thích, hứng thú. Mỗi khi bắt tay làm việc bạn cảm thấy thực sự chán nản, không tìm thấy được bất cứ niềm vui nào. Thậm chí bạn còn bước vào công ty một cách miễn cưỡng, không có nổi một nguồn năng lượng, bạn không còn muốn sáng tạo. Mỗi ngày làm việc trôi qua trong nhàm chán.
Cần phải chấm dứt tình trạng này. Hoặc là tìm động lực để cải thiện tình hình tốt hơn, hoặc là nghĩ đến tình huống nghỉ việc chuyến hướng ngành nghề khác.
Bạn không còn vui và hãnh diện khi đạt thành quả
Ngay cả khi đạt được thành tích nào đó trong công việc nhưng bạn vẫn không cảm thấy vui vẻ và tự hào về chính bản thân nữa. Đây là một trong những biểu hiện rõ nhất cho thấy bạn không hề yêu thích công việc hiện tại. Nó không mang lại cho bạn các cảm xúc tuyệt vời của thành công, kết quả của sự nỗ lực. Nếu như với đồng nghiệp đó là sự sung sướng đáng tự hào thì với bạn nó hoàn toàn vô nghĩa. Điều này chứng tỏ bạn đã đi sai mục tiêu. Bạn nên dành thời gian phân tích, xem xét và tự tìm ra giải pháp cho chính mình.
Bạn có hứng thú hay quan tâm đến một công việc khác
Khi bạn đang làm một công việc này nhưng tâm trí và niềm say mê lại dành cho một công việc khác thì đây là dấu hiệu của việc chọn sai nghề. Chẳng hạn, công việc chính của bạn là làm thư kí cho văn phòng, chịu trách nhiệm lên lịch và sắp xếp các cuộc họp hành, mua văn phòng phẩm, soạn thảo, tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ… nhưng bạn luôn có xu hướng quan tâm và yêu thích công việc của bộ phận marketing.
Bạn khao khát được tham gia chính thức vào các dự án của team, bạn không ngừng tìm hiểu các thông tin về lĩnh vực này. Đây là biểu hiện của người “đứng núi này trông núi nọ” mà nguyên nhân xuất phát từ việc chọn sai nghề. Nếu nhận thấy mục tiêu của bản thân và quyết tâm đủ mạnh thì bạn nên tính đến phương án chuyển hướng nghề nghiệp.
Bạn không muốn chia sẻ thông tin công việc của mình với người khác
Và một trong những dấu hiệu làm sai ngành đó là muốn “giấu nghề”. Mỗi khi có ai hỏi thăm đến tình hình công việc, bạn không muốn hào hứng chia sẻ nữa. Thậm chí bạn còn cảm thấy khó chịu khi nhắc đến. Đơn giản là bạn không hề cảm thấy yêu thích và hãnh diện với công việc của mình nữa.
Chuyển nghề không phải là hành trình đơn giản, nó đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong nghề mới. Tuy nhiên, chọn sai nghề có thể kìm hãm sự phát triển, dễ gây nản chí và thiếu động lực vượt qua các trở ngại – điều thường gặp trong công việc. Chưa kể bạn sẽ không có được sự hào hứng, vui vẻ. Nếu bạn nhận thấy mình có 6 dấu hiệu trên thì cần bĩnh tĩnh phân tích và xem xét vấn đề thực sự nằm ở đâu.
Nếu quyết định chuyển nghề, bạn cũng không nên nóng vội mà cần chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo, về cả kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ xã hội, điều kiện tài chính cho khoảng thời gian không thể đi làm… Có như vậy quá trình chuyển việc sẽ được thuận lợi hơn và bạn cũng dễ dàng để tìm kiếm việc mới như ý.