Theo Đông y khổ qua có vị đắng, tính hàn; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg).
Mướp đắng không nên kết hợp với tôm.
Không kết hợp khổ qua với tôm
Trong thành phần dinh dưỡng của trái mướp đắng chứa nhiều hàm lượng vitamin C cao. Tuy nhiên, khi bạn ăn mướp đắng kết hợp với tôm se làm giảm hàm lượng canxi trong tôm.
Đồng thời thành phần vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen tạo thành chất độc cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Không kết hợp khổ qua với măng cụt
Khi bạn kết hợp mướp đắng với măng cụt, sẽ dễ gây đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy rối loạn tiêu hóa cho bạn.
Ngoài ra, bạn không nên ăn 2 loại quả này cùng lúc, mà nên ăn chúng cách thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
Không ăn khổ qua với xương sườn
Khi bạn kết hợp với mướp đắng với xương sườn thì dễ làm cho thành phần canxi trong xương bị suy giảm, mất chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, thành oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn khiến cho món ăn kém dinh dưỡng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bạn đừng bao giờ ăn chung món mướp đắng với sườn heo nhé.