Thứ 5, 17/04/2025, 23:10 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vì sao đại gia bán lẻ ngoại chuộng M&A tại Việt Nam?

Vì sao đại gia bán lẻ ngoại chuộng M&A tại Việt Nam?
(Tieudung.vn) - Các nhà bán lẻ nước ngoài tận dụng chiêu mua bán sáp nhập để đánh chiếm thị trường Việt Nam nhanh chóng, dễ dàng và an toàn.

Báo cáo về bán lẻ của Savills Việt Nam cho biết, "khẩu vị" M&A (mua bán sáp nhập) tại thị trường Việt Nam của các ông lớn ngành bán lẻ nước ngoài ngày càng phổ biến và có xu hướng không ngừng tăng lên. Để xâm nhập thị trường hơn 90 triệu dân, thay vì chọn cách làm truyền thống là xây dựng từng viên gạch để định hình bộ khung, khối ngoại áp dụng con át chủ bài mua bán sáp nhập, là bước đi hiệu quả nhất vì một mũi tên trúng được nhiều mục tiêu.

Mục tiêu thứ nhất: Nhanh chóng

Khi xúc tiến thương vụ M&A, mua lại cổ phần hoặc toàn phần một doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, khối ngoại nhận được nhiều sự hỗ trợ đồng bộ hơn là tự dò dẫm, tìm hiểu từng bước ở một thị trường mới. Đây được xem như bước đi thần tốc giúp khối ngoại dịch chuyển sang thị trường mới với thời gian ngắn nhất.

Mục tiêu thứ hai: Dễ dàng

Thông qua hình thức mua bán sáp nhập, việc tiếp cận các thủ tục pháp lý trở nên dễ dàng, ít rắc rối hơn. Theo thống kê của các đơn vị , xúc tiến đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, các quy định, loại giấy tờ, văn bản thuần Việt khác biệt hoàn toàn với bản xứ và vô cùng phức tạp luôn đánh đố những tay chơi mới gia nhập thị trường.

vi-sao-dai-gia-ban-le-ngoai-chuong-ma-tai-viet-nam

Công ty Thái Lan mua lại 49% cổ phần Nguyễn Kim, phía trong nước 51% cổ phần.

Mục tiêu thứ ba: An toàn 

M&A hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, đồng nghĩa với việc mang lại sự an toàn cho các nhà bán lẻ nước ngoài. Bởi lẽ, mua lại một doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ đồng nghĩa với việc thừa kế lượng khách hàng ổn định với thói quen mua sắm đã được hình thành trong khoảng thời gian dài. Nếu so với những hình thức đầu tư truyền thống, chiến lược M&A trở thành lựa chọn tối ưu hơn hết thảy vì giúp khối ngoại tiết kiệm cả tiền, công sức lẫn thời gian.

Mục tiêu thứ tư: Cầm trịch cuộc đua sòng phẳng trên sân khách

Savills đánh giá, hoạt động M&A trong ngành bán lẻ giúp khối ngoại tiếp cận thị trường Việt Nam với vị thế sòng phẳng hơn, thậm chí nhiều trường hợp họ còn chiếm thế thượng phong. Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Trên thực tế, con số này được ước lượng cao hơn.

Với thực trạng này, trong tương lai, hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu , quy mô đầu tư chưa xứng tầm và nguồn nhân lực hạn chế. Đặc điểm của các nhà bán lẻ ngoại là sự bài bản, cẩn trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn, trong khi đó, nhà bán lẻ Việt Nam được đánh giá là linh hoạt, dễ thích ứng vì thấu hiểu được thói quen và văn hóa người .

Thế nhưng, ở sân chơi quốc tế thì sự linh hoạt này không còn là ưu điểm dù thế mạnh đó có thể áp dụng cho một số thị trương mới ở các tỉnh. Nếu muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp bán lẻ Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xa hơn và chú trọng hơn việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” cần sức bền này.

Mục tiêu thứ năm: Chiếm thị trường tiêu thụ và mở rộng sản xuất

Thị trường bán lẻ Việt luôn là mảnh đất màu mỡ trong tầm ngắm của các quỹ đầu tư nước ngoài. Các đơn vị này sẵn sàng đổ vốn vào một số các doanh nghiệp nội để phục vụ mục đích phát triển, mở rộng thị trường bán lẻ trong một số các lĩnh vực như ẩm thực (F&B), , giáo dục… Bên cạnh đó, khối ngoại còn nhắm đến lĩnh vực sản xuất vì sản xuất tại nước sở tại có giá thành cạnh tranh hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thói quen mua sắm cũng như thị hiếu tiêu dùng.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng giải mã làn sóng M&A trong ngành bán lẻ Việt Nam. Trên thực tế, là các nhà bán lẻ Việt Nam vẫn đang làm công việc thương mại là chính, bao gồm giai đoạn: xây dựng thương hiệu và bán. Nguyên nhân của thực trạng này đến từ trình độ quản lý.

Không phải doanh nghiệp Việt Nam không muốn tiếp tục phát triển và xây dựng bền vững, mà do quy mô càng lớn thì khả năng vượt ra khỏi tầm kiểm soát càng cao. Khi không thể vượt qua giai đoạn bão hòa và đi xuống, những người đứng đầu doanh nghiệp bán lẻ nội địa thường dễ đi đến quyết định chuyển nhượng để tìm cơ hội khác.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn: Bệ phóng cho những giấc mơ kinh doanh
(Tieudung.vn) Sáng 27/11, tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Vòng Chung kết Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp...
 
Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...

Thương hiệu

Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao: Sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới
(Tieudung.vn) Lễ Công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) không chỉ là một sự kiện thường niên,...
 
Masan MEATLife đặt mục tiêu 2025 tăng trưởng hai chữ số
(Tieudung.vn) Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với Masan MEATLife (MML) khi doanh nghiệp đạt...
 
Doanh nghiệp bán lẻ nào đang sở hữu điểm bán quy mô hàng đầu Việt Nam?
(Tieudung.vn) Doanh nghiệp bán lẻ sở hữu điểm bán hàng đầu Việt Nam WinCommerce dự kiến đạt tăng...

Tin Doanh nghiệp

Đầu tư TTC phải giải trình do vi phạm điều khoản hai lô trái phiếu 350 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Chứng khoán VPBank (VPBankS) vừa yêu cầu CTCP Đầu tư Thành Thành Công (Đầu tư TTC, TTCC) giải...
 
Công ty Bình Điền - thương hiệu phân bón Đầu Trâu: 50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững
(Tieudung.vn) Ngày 15/4/2025 – Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu của TP...
 
Vi phạm liên quan tới trái phiếu, một ngân hàng bị xử phạt 92,5 triệu đồng
(Tieudung.vn) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã ra quyết định xử phạt một ngân hàng...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.58394 sec| 861.016 kb